Mỹ từ chối đề nghị cung cấp xe tăng M1 Abrams và tên lửa đạn đạo cho Ukraine
Đằng sau nụ cười và những cái bắt tay ở Washington, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn Mỹ cung cấp vũ khí mạnh mẽ hơn, nhưng Tổng thống Joe Biden vẫn chưa đồng ý.
Mỹ và Ukraine vẫn có những bất đồng về cách chiến sự sẽ kết thúc.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy ngày 21/12 tới Washington, đem theo lời kêu gọi Mỹ cung cấp vũ khí hiện đại hơn. Ông Zelensky đã khéo léo lồng ghép nội dung kêu gọi vào bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ, khi nói rằng các binh sĩ Ukraine hoàn toàn có đủ khả năng để điều khiển xe tăng hay máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy ông Zelensky thành công, ít nhất là trong tương lai gần, theo Washington Post.
Trong số 5 vũ khí mà ông Zelensky và các cố vấn Ukraine đề cập trước và trong chuyến thăm ngày 21/12, Mỹ chỉ đồng ý cung cấp tên lửa phòng không Patriot.
Hai trong số bốn vũ khí còn lại mà Mỹ từ chối bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và tên lửa đạn đạo ATACMS.
Quan chức quốc phòng Mỹ nói Ukraine vẫn có đủ xe tăng dùng trong chiến sự và xe tăng M1 Abrams của Mỹ rất khó vận hành, cần đội ngũ hậu cần quy mô để duy trì hoạt động mà Ukraine không thể đảm bảo được.
Đối với tên lửa đạn đạo ATACMS, ông Biden nói trong cuộc họp báo chung với ông Zelensky, rằng vũ khí như vậy có thể sẽ gây ra rạn nứt trong liên minh quân sự NATO trong vấn đề Ukaine.
“Các đồng minh NATO không muốn dấn thân vào chiến sự ở Ukraine”, ông Biden nói.
Thay vào đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn “ông Zelensky nghĩ về giải pháp ngoại giao, rằng Ukraine đang ở đâu, cần gì để thúc đẩy đàm phán hòa bình”, một quan chức Mỹ giấu tên nói ngày 21/12.
“Chúng tôi không vạch ra đường hướng cụ thể, ví dụ như đàm phán ra sao và khi nào bắt đầu, mà hoàn toàn do Ukraine quyết định”, quan chức này nói thêm.
Mỹ và Ukraine đồng lòng trong nỗ lực đẩy lùi Nga không có nghĩa rằng hai nước đang cùng nhìn vào một hướng.
“Cuộc gặp ngày 21/12 là cơ hội để ông Biden và ông Zelensky có một cuộc trò chuyện nghiêm túc về các kế hoạch trong tương lai, đề ra các mục tiêu cụ thể và giúp hiểu nhau hơn”, Ivo Daalder, cựu đại sứ Mỹ tại NATO, hiện là chủ tịch Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu, nói.
“Ông Biden vẫn lo lắng và không muốn kéo xung đột đi quá xa. Ông Zelenksy nói cần sự hỗ trợ liên tục mà chỉ Mỹ mới có thể cung cấp”, ông Daalder tiết lộ.
Hôm 21/12, Đức tái khẳng định quan điểm không cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine trừ khi Mỹ cung cấp xe tăng trước.
Một mặt Đức muốn “hỗ trợ Ukraine nhiều nhất có thể”, mặc khác là tránh để NATO xung đột trực tiếp với Nga và Đức sẽ không làm bất cứ điều gì một cách đơn độc, phát ngôn viên chính phủ Đức Steffan Hebestreit trả lời các phóng viên tại Berlin.
“Thực tế là cho đến nay, chưa có bất cứ xe tăng chiến đấu chủ lực nào của phương Tây được chuyển giao cho Ukraine”, phát ngôn viên Hebestreit nói thêm.
Ý tưởng về một chuyến công du thời chiến táo bạo của Tổng thống Volodymyr Zelensky tới Washington đã nhen nhóm một thời gian khá dài trước khi chuyến thăm bất ngờ được tiết...
Nguồn: [Link nguồn]