Mỹ - Trung đình chiến, sóng ngầm vẫn dữ dội

Cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ - Trung ở Osaka vừa qua có thể đã nhấn nút tạm dừng cho cuộc chiến thương mại căng thẳng, nhưng giới học giả ở cả hai nước vẫn rất hoài nghi thỏa thuận đình chiến này có thể ngưng cuối đối đầu giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bao lâu.

Mỹ - Trung đình chiến, sóng ngầm vẫn dữ dội - 1

Lãnh đạo Mỹ - Trung vừa đồng ý đình chiến, nhưng triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn mờ mịt. (Tranh minh họa: SCMP)

Trong cuộc gặp thu hút mọi ánh nhìn tại Osaka hôm 29/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc khôi phục đàm phán và hoãn tăng thuế mới lên hàng Trung Quốc. 

Một bước nhượng bộ khác của Mỹ là việc ông Trump bất ngờ thông báo tại cuộc họp báo ngắn sau cuộc gặp kéo dài 80 phút với ông Tập rằng sẽ thôi cấm xuất linh kiện Mỹ cho hãng viễn thông Trung Quốc Huawei. 

Thông tin trên tài khoản của hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua đưa ra trước cuộc họp báo của ông Trump không đề cập gì đến vấn đề của Huawei, trong khi đây là ưu tiên cao nhất trong danh sách yêu cầu của Bắc Kinh trước khi tiến trình đàm phán sụp đổ vào đầu tháng 5. 

Trong giới chuyên gia và cựu ngoại giao có một sự thở phào rằng Bắc Kinh và Washington lại vừa ngăn được màn leo thang ăn miếng trả miếng trở thành cuộc chiến kinh tế toàn diện, giống như thỏa thuận đình chiến mà họ đạt được năm ngoái ở Argentina. 

Nhưng họ cũng hoài nghi về triển vọng Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến này, và cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Tập lần thứ 5, dù tốt hơn kỳ vọng, nhưng mang ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn thành công trong giải quyết tình trạng thiếu lòng tin nghiêm trọng và các vấn đề trung tâm khác của cuộc đối đầu giữa 2 nước. 

Ông Zhu Feng, một chuyên gia về Mỹ tại ĐH Nam Kinh, nói rằng việc tạm dừng tăng thuế mới cho thấy hai bên đang cố gắng đẩy cuộc chiến thương mại leo thang hơn nữa, khi quan hệ song phương đã xuống đến mức thấp lịch sử vì cạnh tranh công nghệ và địa chính trị. 

“Từ quan điểm của Trung Quốc, kết quả này, đặc biệt là quyết định của ông Trump về việc bỏ cấm cửa Huawei, là dấu hiệu tương đối tích cực, dù nó không liên quan nhiều đến tính toán chiến lược thực sự của hai bên”, ông Zhu nói. 

Khác với thỏa thuận đình chiến 90 ngày mà hai bên đồng ý năm ngoái ở Buenos Aires, lần này không có mốc thời gian nào được xác định. “Nó cho thấy hai bên đã hiểu rõ hơn về những thách thức nghiêm trọng để đạt được một thỏa thuận, và hai bên sẵn sàng linh hoạt hơn”, ông Zhu nhận định. 

Ông Gal Luft, đồng giám đốc Viện phân tích an ninh toàn cầu, trụ sở ở Washington, gọi cuộc gặp lần này của ông Trump và ông Tập là “cuộc gặp bảo trì nhằm gìn giữ quan hệ cá nhân thay vì giải quyết vấn đề”. “Rất khó trong thời gian ngắn như vậy hai nhà lãnh đạo có thể bàn nhiều vấn đề phức tạp trong chương trình nghị sự”, ông nói.

 “Thị trường đang quen dần với những điều bất định chừng nào vẫn còn hy vọng, và tác động của chính sách thuế của Trump vẫn có thể quản lý được”, ông Luft nói. 

Cuộc gặp vừa qua thực sự là sự thở phào với ông Tập, đặc biệt sau khi ông khuấy động tư tưởng dân tộc để chống lại cái mà ông gọi là sự bắt nạt thương mại của Mỹ, trong bối cảnh kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại và quan hệ Mỹ - châu Âu xấu đi, ông Steve Tsang, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc SOAS tại ĐH London, đánh giá. 

“Thỏa thuận đình chiến chính là thứ ông Tập muốn đạt được, và sẽ là thất bại đáng kể nếu ông ấy không có được điều đó”, ông Tsang nói. 

“Ông ấy có thể muốn giảm bớt trừng phạt với Huawei hơn nữa, nhưng rõ ràng điều này không xảy ra. Dù gì đó vẫn là thành công với ông Tập, một điều quan trọng đối với vị trí của ông ấy ở Trung Quốc và để ổn định nền kinh tế Trung Quốc”, ông Tsang nhận định. 

Bà Yun Sun, một nhà nghiên cưu cấp cao tại Trung tâm Stimson ở Washington, nói rằng dù ông Trump và ông Tập luôn nói rằng quan hệ cá nhân của họ rất tốt, “nhưng cả hai đều không ngăn được tình hình xấu đi như ngày hôm nay”. 

“Cách nói ấy giúp mọi thứ trông có vẻ trơn tru trên bề mặt, nhưng bất đồng và xung đột ở cấp thấp hơn luôn xảy ra, kéo quan hệ song phương xuống mức rất thấp”, bà Sun nói. 

Dù cuộc gặp ở Osaka được đánh giá là một chiến thắng với ông Tập, cựu đại sứ Trung Quốc tại Anh Ma Zhengang nói rằng các lãnh đạo Trung Quốc vẫn hoài nghi khả năng ông Trump thực hiện cam kết, vì từ trước đến nay Tổng thống Mỹ thường không nhất quán. 

“Chúng ta đã chứng kiến một số thay đổi căn bản trong quan hệ Trung – Mỹ trong vài tháng qua, với sự đồng thuận của lưỡng đảng Mỹ về sự cần thiết phải kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tôi không hoàn toàn lạc quan về triển vọng đàm phán thương mại hoặc quan hệ song phương”, ông Ma nói. 

Các nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý rằng cuộc gặp ở Osaka không làm được gì nhiều để thay đổi bức tranh tổng quát của quan hệ Mỹ - Trung, khi quan hệ này đã đạt đến ngưỡng không thể đảo ngược sau 4 thập kỷ nỗ lực hợp tác về chính trị và kinh tế. 

Bị Mỹ trừng phạt, Trung Quốc phản ứng gay gắt

“Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt các hành động bất hợp pháp như vậy để tránh gây tổn hại cho hợp tác song phương trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN