Mỹ: Trại cai nghiện sang chảnh dành cho cậu ấm cô chiêu
Tuy hưởng cuộc sống sung túc, con cái của các gia đình giàu có dễ dàng lao vào con đường nghiện ngập và gặp vấn đề tâm lý.
Cắm trại ngoài trời tại trung tâm cai nghiện nhiều tiện nghi như khách sạn 5 sao
Jamison Monroe Jr., trải qua tuổi thơ tại Texas (Mỹ) với đầy “thành tích”: giả vờ bị bệnh tăng động giảm chú ý năm 9 tuổi, bị đuổi khỏi trường, vào đồn cảnh sát 5 lần. Cậu đã bị tống vào trại cải tạo 4 lần nhưng đều không có tác dụng mà chỉ khiến tình hình tệ hơn. Jamison thậm chí còn đắm chìm trong trầm cảm, ma túy rượu và chứng tự hoại bản thân.
Jamison khi đã vượt qua hoàn cảnh và ngồi tại phòng khách trung tâm cai nghiện do anh sáng lập
Tuy trong hoàn cảnh mà đối với đa số gia đình đã là không thể cứu vãn, Jamison lại có lợi thế khác, đó là sự giàu có. Dù cha mẹ đã ly hôn, họ vẫn có khả năng đưa anh vào trại cai nghiện tốt nhất trên thế giới. Sau một thời gian dài thử nghiệm, năm 2006 họ tìm được một chương trình phù hợp kéo dài 30 ngày giá 2.200 USD/ngày tại Malibu.
Thay vì cai nghiện bằng thuốc, nơi này có từng chuyên gia về tâm lý, tư vấn nhằm hướng tới gốc rễ việc lao vào tệ nạn. Theo đó, sự buông thả của Jamison là từ cái nhìn tiêu cực về bản thân từ bé, sợ hãi rằng bản thân không đủ tốt.
Trang thiết bị của trại Newport
Sau 6 tháng, Jamison trở thành con người khác hẳn. Anh có ý tưởng khởi nghiệp: vay tiền của bố mở một trung tâm cai nghiện hoàn toàn khác biệt, với tiêu chí tìm các giải pháp tích cực cải thiện đời sống các thanh thiếu niên sa ngã thay vì chỉ tìm cách nhồi sọ vốn rất vô ích rằng “ma túy là người bạn xấu”..
Mở trại cai nghiện tại Mỹ dễ như mở cửa hàng đồ ăn nhanh. Đất rộng người đông, tìm nhân viên có nghề, và đương nhiên là "con bệnh" không hề khó.
Người cai nghiện vào đây phải trả 40.000 USD/tháng
Trung tâm của Jamison nổi bật hơn vì sự sang trọng và nuông chiều không thua gì khách sạn 5 sao. Phòng khách trung tâm được trang hoàng bằng đèn chùm lớn đắt tiền, bên ngoài có vườn hoa hồng, chuồng ngựa, phòng thể chất, yoga, thiền, khiêu vũ, thậm chí cả rạp phim.
Khu bếp có tư vấn dinh dưỡng hữu cơ. Đặt ra cái giá 40.000 USD/tháng, Jamison giải thích: ”Giá trị cuộc đời một đứa trẻ là vô giá. Nếu ở vai trò làm cha mẹ thì chẳng có con số nào quá lớn cả”.
Tuy gặp khó khăn thời gian đầu, trung tâm Newport của Jamison sau này không chỉ có tiếng ở quận Cam (bang California) mà còn trên quy mô toàn quốc nhờ sự tham gia của các sao Hollywood như Lindsay Lohan và giới giàu có, vì họ muốn ở trong không gian riêng tư và ít bị kỳ thị, nhòm ngó như trại thường.
Jamison không tin rằng các thanh thiếu niên này sa ngã là do sống trong điều kiện được nuông chiều và miễn trách nhiệm về các hậu quả từ hành động cá nhân nhờ tiền, cái mà công chúng hay gọi là “sướng quá hóa rồ”.
Các vụ trọng án do thủ phạm vị thành niên chủ yếu do truyền thông quá dễ dãi trong việc quảng cáo rượu, và kích thích sử dụng ma túy, một số trường hợp do lớn lên trong gia đình tuy khá giả nhưng bị bạo hành lời nói, tình cảm và thể chất.
Vì vậy, họ không hề cần điều trị theo cách khác biệt với người thường mà cần các liệu pháp với điều kiện tối ưu, mà sự xa xỉ là một phần trong đó. Các học viên được tiếp xúc với yoga, thiền định, thực hiện những công việc thư giãn như làm bánh hay cắt tỉa hoa để chuyên viên thông qua đó xây dựng lòng tin và thay đổi con người từ bên trong. Đây gọi là “liệu pháp ngựa”. Một người không thể cứ thế tiếp cận con ngựa hung hăng mà phải tạo sự tin tưởng.
Newport giống như một spa cao cấp hơn là trại cải tạo
Giáo sư tâm lý Suniya Luthar từ ĐH Arizona cũng đồng ý với quan điểm này. Ông dẫn chứng rằng dù giàu hay nghèo khó thì đứa trẻ đều có thể thiếu tình cảm của mẹ, có người cha cay nghiệt và không được nhà trường quan tâm đúng mức. Chỉ khác là trẻ giàu có hưởng sự sung túc vật chất, và còn bị áp lực phải đạt được thành tựu như kỳ vọng từ các bậc cha mẹ lạnh nhạt.
“Quan trọng là để phụ huynh, học viên hợp tác và sửa chữa những thiếu thốn, tự ti xuất hiện từ khi còn thơ bé”, Jamison nói. Không chỉ cải tạo nhân cách, liệu pháp gia đình còn giúp các thành viên ruột thịt tiến bộ đáng kể về giao tiếp và tương tác tình cảm.
Đương nhiên, Jamison cũng vẫn là một doanh nhân bán sản phẩm đắt tiền, nhưng với mục đích đầu tư cho tương lai con cái để chúng tìm lại bản chất con người mình và dựa vào đó phấn đấu. “Phí cải tạo này chẳng đáng bao nhiêu so với tiền học và sinh hoạt cho một con nghiện trác táng học đại học xa nhà ít được giám sát từ cha mẹ”, anh nói.
Jamison đôi khi vẫn nghe những lời đàm tiếu, chỉ trích và nghi ngờ rằng trung tâm hoạt động vì tiền với tác dụng không đáng kể. Anh kiên nhẫn giải thích rằng Newport đôi khi vẫn phải dựa vào bảo hiểm để trang trải chi phí, và không phải đứa trẻ nào tới đây cũng thừa thãi. “Không chỉ kẻ giàu, mà người nghèo khi gặp vấn đề đều cần điều gì đó khác biệt.