Mỹ tố Nga điều quân "khủng" sát Ukraine, cách Kiev 2 giờ bay

Mỹ, Nga đấu khẩu tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Ukraine ngày 31-1. Phía Washington cảnh báo về một cuộc chiến "kinh hoàng" nếu Moscow tấn công nước láng giềng trong khi không ít nhà ngoại giao Nga hạ thấp nguy cơ xung đột quân sự.

Tranh cãi trong phiên họp ngày 31-1 bắt đầu khi Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HDBA LHQ) rằng Nga đang có kế hoạch tăng gấp 6 lần lực lượng tại Belarus trong vài ngày tới.

Đại diện các nước trong phiên họp ngày 31-1 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ảnh: AP

Đại diện các nước trong phiên họp ngày 31-1 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ảnh: AP

Bà Thomas-Greenfield khẳng định: "Chúng tôi đã thấy bằng chứng cho thấy Nga có ý định tăng đến hơn 30.000 quân đóng gần biên giới Belarus - Ukraine, cách thủ đô Kiev chưa đầy 2 giờ bay về phía Bắc, vào đầu tháng 2".

Theo Đại sứ Mỹ tại LHQ, đợt điều quân trên là lớn nhất tại châu Âu trong nhiều thập kỷ, cảnh báo "hậu quả rất khủng khiếp" nếu Nga tấn công.

Bà Thomas-Greenfield nhấn mạnh cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sẽ đe dọa an ninh toàn cầu.

"Hãy tưởng tượng chúng ta sẽ khó chịu như thế nào nếu có 100.000 quân ở biên giới của nước mình" - bà Thomas-Greenfield nói.

Bà nói thêm rằng mặc dù Mỹ đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình không đối đầu, nhưng "chúng tôi sẽ quyết đoán, phản ứng nhanh chóng và đoàn kết nếu Nga lấn lướt Ukraine hơn nữa".

Các hướng dẫn viên Mỹ huấn luyện binh sĩ Ukraine ở trung tâm huấn luyện Yavoriv, gần thành phố Lviv, miền Tây Ukraine. Ảnh: AP

Các hướng dẫn viên Mỹ huấn luyện binh sĩ Ukraine ở trung tâm huấn luyện Yavoriv, gần thành phố Lviv, miền Tây Ukraine. Ảnh: AP

Về phía Nga, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia bác cáo buộc của bà Thomas-Greenfield và nói rằng Mỹ đang tham gia vào "cơn cuồng loạn" bằng cách triệu tập cuộc họp của HĐBA về Ukraine.

Ông Nebenzia nói rằng không một quan chức nào đe dọa tấn công Ukraine và người dân nước này "đang bị hội chứng sợ Nga của phương Tây tẩy não".

Ông Nebenzia lưu ý cáo buộc của phương Tây rằng Nga đã tập trung 100.000 quân gần Ukraine chưa được cơ quan quốc tế xác nhận và không có bằng chứng cho thấy họ đang lên kế hoạch hành động quân sự.

Đại sứ Nga tại LHQ cáo buộc Washington và các đồng minh của họ đang kích động mối đe dọa chiến tranh bất chấp việc Moscow liên tục phủ nhận cuộc tấn công nước láng giềng.

Binh sĩ Ukraine vệ sinh vị trí của mình trong chiến hào ở tỉnh Luhansk, miền Đông Ukraine, gần chiến tuyến với lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn. Ảnh: AP

Binh sĩ Ukraine vệ sinh vị trí của mình trong chiến hào ở tỉnh Luhansk, miền Đông Ukraine, gần chiến tuyến với lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn. Ảnh: AP

Trong khi đó, Đại sứ Ukraine tại LHQ Sergiy Kyslytsya kêu gọi giảm leo thang để có thể tiếp tục các cuộc đàm phán về xung đột giữa quân chính phủ và phe ly khai ở vùng Donbass.

Ông Kyslytsya nói: "Tổng thống Ukraine gần đây nhắc lại rằng ông sẵn sàng gặp người đồng cấp Nga. Nếu Nga có bất cứ câu hỏi nào với Ukraine, tốt hơn là nên gặp và nói chuyện, không nên đưa quân đến biên giới và đe dọa dân Ukraine. Đối với Ukraine, ưu tiên hàng đầu hiện nay là đạt được lệnh ngừng bắn bền vững và vô điều kiện ở Donbass".

Theo kênh Aljazeera, quân đội Nga đang tập trung hơn 100.000 binh sĩ gần biên giới của nước này với Ukraine, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao và làm gia tăng lo ngại của Mỹ và châu Âu rằng Moscow có thể đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công. Nga phủ nhận cáo buộc này, đồng thời kịch liệt phản đối nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine.

Từ chuyện từ bỏ vũ khí hạt nhân đến khủng hoảng Ukraine: Thế giới học được gì?

Khủng hoảng Ukraine cho thấy tầm quan trọng của vũ khí hạt nhân, song nó cũng có thể thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN