Mỹ tiêu diệt tướng cấp cao Iran: Khơi mào chiến tranh?

Lầu Năm Góc ngày 3.1 xác nhận đợt không kích bằng máy bay không người lái tiêu diệt tư lệnh đặc nhiệm Quds Qassim Soleimani và thổi bùng nguy cơ chiến tranh Mỹ-Iran.

Hiện trường vụ không kích khiến thiếu tướng Iran Qassim Soleimani thiệt mạng.

Hiện trường vụ không kích khiến thiếu tướng Iran Qassim Soleimani thiệt mạng.

Theo Politico, giới chuyên gia Mỹ đều đồng tình cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tiêu diệt Soleimani sẽ giúp quân đội Mỹ bớt đi một kẻ thù ở Trung Đông, nhưng tiềm ẩn nguy cơ khơi mào chiến tranh.

Báo Mỹ nhận định, việc Washington trực tiếp nhắm vào tướng lĩnh cấp cao Iran ngay tại lãnh thổ Iraq, đã tạo nên một cơn địa chấn, khiến bất ổn trong khu vực leo thang.

“Không thể nào Iran bỏ qua chuyện này mà không đáp trả”, Afshon Ostovar, theo chuyên gia về Soleimani, tác giả cuốn sách “Vanguard of the Imam” kể về Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).

Đợt không kích do ông Trump phê chuẩn cũng khiến quan chức trong chính quyền Mỹ bất ngờ. “Tôi không thể tin được”, một quan chức Mỹ nói. “Điều tôi lo ngại bây giờ là Iran sẽ làm gì tiếp theo? Liệu đây có phải là sự khởi đầu cho một cuộc xung đột mới trong khu vực?”

Một cựu quan chức Mỹ am hiểu về tình hình Trung Đông, nói đợt không kích này rất đáng chú ý vì nó nhắm vào tư lệnh quân đội của một quốc gia cụ thể. “Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh”, cựu quan chức giấu tên nói.

Một quan chức Mỹ khác, nhận định Iran có thể đáp trả bằng cách ám sát các mục tiêu Mỹ ở nước ngoài. “Đó có thể là mục tiêu ở châu Phi, Mỹ Latin, hay vùng Vịnh. Ai cũng có thể trở thành mục tiêu”.

Theo báo Mỹ, Soleimani luôn là trung tâm trong những lời chỉ trích trực tiếp của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nêu đích danh Soleimani trong chiến lược “gây sức ép toàn diện” lên Iran. Mỹ cũng cáo buộc Soleimani đứng sau những vụ tấn công nhằm vào nhà ngoại giao và binh sĩ Mỹ ở Iraq.

Soleimani thiệt mạng là một tổn thất lớn với Iran.

Soleimani thiệt mạng là một tổn thất lớn với Iran.

Nhưng cái chết của Soleimani rõ ràng là một diễn biến gây chấn động, tờ Policito phân tích. Trong ngày cuối cùng của năm 2019, ông Trump vẫn khẳng định không muốn gây chiến với Iran.

“Tôi không muốn chiến tranh xảy ra, tôi yêu hòa bình. Iran khao khát hòa bình hơn bất cứ ai. Do đó, tôi không nghĩ rằng chiến tranh sẽ xảy ra", ông Trump nói trong cuộc họp báo tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida.

Đáp trả tuyên bố của ông Trump,

Tham mưu trưởng Liên quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Hossein Salami tuyên bố Tehran không muốn chiến tranh nhưng không sợ bất kỳ xung đột nào.

Theo báo Mỹ, những gì xảy ra cho đến nay dấy lên nguy cơ rằng Iraq trở thành chiến trường xung đột giữa Mỹ và Iran. “Iraq đang cố gắng duy trì mối quan hệ cân bằng với Mỹ và Iran, nhưng mâu thuẫn càng leo thang khiến nỗ lực này càng trở nên khó khăn hơn”, một cựu quan chức ngoại giao Iraq nói với Politico. “Chính quyền Trump không muốn Iran hiện diện ở Iraq, và đề nghị Baghdad lựa chọn rõ ràng”.

Chính sách cứng rắn với Iran của ông Trump được các đồng minh ở Trung Đông như Israel, Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ủng hộ mạnh mẽ.

Đây cũng là các quốc gia đang phải lo lắng nhiều nhất, một khi Iran tung đòn tấn công đáp trả cái chết của thiếu tướng Soleimani, theo báo Mỹ Politico.

Tướng Iran mới bị Mỹ tiêu diệt nắm quyền lực cực lớn ra sao?

Tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), thiếu tướng Qasem Soleimani được coi là một trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Politico ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN