Mỹ thử nghiệm chưa từng có: Phóng tên lửa hành trình từ Bá chủ Hoàn Cầu C-17

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Không quân Mỹ đã thử nghiệm chiến thuật và phương pháp tấn công trên quy mô rộng lớn bằng phương tiện mang phóng có giá thành rẻ hơn.

Máy bay C-17A Globemaster III thả kiện hàng chứa các tên lửa hành trình tấn công được xếp chồng lên nhau.

Máy bay C-17A Globemaster III thả kiện hàng chứa các tên lửa hành trình tấn công được xếp chồng lên nhau.

Trang The Drive của Mỹ đưa tin, một máy bay vận tải C-17A Globemaster III (Bá chủ Hoàn Cầu III) của Lực lượng Không quân Mỹ đã thực hiện màn mô phỏng nhiệm vụ phóng nhiều tên lửa hành trình (Tên lửa Không đối đất Liên hợp) AGM-158 thông qua một hệ thống xếp chồng lên nhau trong một cuộc tập trận lớn gần đây.

Đây được xem là thử nghiệm mới nhất trong một loạt các thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng sử dụng máy bay chở hàng như một "máy bay mang kho vũ khí" để cung cấp thêm năng lực tấn công, đặc biệt là trong một cuộc xung đột tầm cao.

Văn phòng Kế hoạch và Thử nghiệm Phát triển Chiến lược Không quân (SDPE) Mỹ của Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân đã thông báo vào ngày 30 tháng 9 năm 2020, rằng họ đã tiến hành thử nghiệm nói trên như một phần của sự kiện có tên “Onramp#2” của Hệ thống Quản lý Chiến đấu Tiên tiến (ABMS), sự kiện đã kết thúc vào đầu tháng 10 này.

Phi đoàn bay thử nghiệm số 412 đã dẫn đầu chuyến bay thử phóng vũ khí được xếp chồng lên nhau, với sự hợp tác của Bộ Tư lệnh Cơ động trên không, nơi cung cấp máy bay vận tải C-17A từ một trong các đơn vị của mình tại Căn cứ Không quân McChord ở Bang Washington.

Không rõ vụ phóng mô phỏng thực sự diễn ra ở đâu bởi đây là thông tin mật, nhưng ABMS trong sự kiện Onramp # 2 đã bao gồm các cuộc trình diễn tại các phạm vi xung quanh Căn cứ Không quân Nellis ở Nevada, tại Bãi thử tên lửa White Sands của Quân đội Hoa Kỳ ở bang New Mexico và ở Vịnh Mexico.

Một trung tâm hoạt động liên hợp và cơ quan tổng hợp tình báo quân sự tại Căn cứ chung Andrews ở Maryland đã giúp điều phối các hoạt động thử nghiệm lần này.

Mục tiêu chung của sự kiện là khám phá cách thức các mạng lưới truyền thông và chia sẻ dữ liệu cũng như các hệ thống liên quan đang được phát triển như một phần của chương trình ABMS, có thể giúp liên kết các cảm biến và hệ thống vũ khí khác nhau vào một hệ thống chỉ huy hỏa lực.

Phòng thủ chống tên lửa hành trình là một lĩnh vực trọng tâm, với sự kiện này bao gồm màn trình diễn đầu tiên của thử nghiệm dùng pháo bắn hạ tên lửa hành trình mà Quân đội Mỹ đã thực hiện trước đó đã được báo chí Mỹ đề cập.

Tăng cường kết nối mạng cũng cực kỳ quan trọng đối với khái niệm chiến đấu mới là “máy bay mang kho vũ khí”, vì các máy bay vận tải thường không có phương tiện xác định mục tiêu ở phạm vi chờ và sau đó thu thập thông tin cần thiết để tự mình tham gia chiến đấu.

Một kiện hàng chứa hai tên lửa trong một cuộc thử nghiệm thả - phóng từ máy bay vận tải.

Một kiện hàng chứa hai tên lửa trong một cuộc thử nghiệm thả - phóng từ máy bay vận tải.

Chính vì vậy, “máy bay mang kho vũ khí” – như thử nghiệm với máy bay C-17 vừa thực hiện, các nền tảng khác gần như chắc chắn sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin quan trọng cho kíp lái máy bay vận tải khi nó hoạt động trong vai trò phóng tên lửa.

Các phương tiện vận tải, chẳng hạn như máy bay C-17, sau đó sẽ sử dụng khả năng chịu tải lớn của chúng, kết hợp với hệ thống phóng được xếp gọn như các kiện hàng, để cung cấp các phương tiện tấn công nhanh chóng một số lượng lớn mục tiêu trên một khu vực rộng lớn.

Việc có thể nhanh chóng chuyển đổi máy bay vận tải sang cấu hình “máy bay mang kho vũ khí” cũng sẽ mang lại cho Không quân Mỹ một phương tiện rất linh hoạt và chi phí tương đối thấp để tạo ra một lượng lớn năng lực tấn công bổ sung, đặc biệt là so với việc mua thêm máy bay ném bom hạng nặng.

Máy bay vận tải C-17A Globemaster III.

Máy bay vận tải C-17A Globemaster III.

"Khả năng phỏng tên lửa từ các kiện hàng được thả bằng dù có thể cho phép nhiều loại máy bay không vận khác nhau sử dụng nhiều loại vũ khí thông qua một hệ thống xếp dỡ khép kín, cuộn vào/cuộn ra, và có thể cung cấp một cách thay thế cho Không quân để mang nhiều khối lượng đạn tấn công hơn” - Tiến sĩ Dean Evans, Giám đốc Chương trình Thử nghiệm Đạn tại SDPE, cho biết trong một tuyên bố sau cuộc thử nghiệm trong sự kiện ABMS Onramp.

"Thử nghiệm mô phỏng thành công chứng minh cho quân đội một bước quan trọng. Chiến dịch này sẽ xác định xem khái niệm đạn xếp chồng (trong kiện hàng) có khả thi hay không và mang lại lợi thế cạnh tranh nhưng thế nào cho lực lượng tác chiến của Mỹ" – ông Dean Evans nói thêm.

Dòng tên lửa hành trình tấn công đất đối đất (JASSM) tàng hình AGM-158 sẽ là vũ khí có khả năng chiến đấu đặc biệt và đã được chứng minh để kết hợp với khái niệm “máy bay mang kho vũ khí”.

Tên lửa hành trình AGM-158 trước đây được trang bị trên máy bay ném bom B-52.

Tên lửa hành trình AGM-158 trước đây được trang bị trên máy bay ném bom B-52.

Một vụ phóng theo phương án A của thử nghiệm như vậy có thể đem lại khả năng tấn công hiệu quả trong phạm vi khoảng 230 dặm. Trong khi ở phương án B, phạm vi tấn công được mở rộng hơn, có thể bắn trúng mục tiêu ra khoảng 575 dặm hoặc hơn thế.

Trong khi đó, Không quân Mỹ cũng đã có kế hoạch thử nghiệm các phương án C,D với tầm tấn công rộng lớn hơn, có thể đạt phạm vi trên 1.000 dặm.

Việc tích hợp các loại vũ khí này vào các hệ thống vũ khí xếp lớp trong kiện hàng thả từ máy bay vận tải cũng có thể là bước đệm để bổ sung tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C (LRASM), một biến thể khác của JASSM, vào hỗn hợp vũ khí, mở rộng hơn nữa khả năng của các “máy bay mang kho vũ khí” trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

”Thần biển” P-8A Poseidon Mỹ đến gần Đài Loan, mang tên lửa diệt hạm răn đe Trung Quốc

Máy bay trinh sát săn ngầm P-8A Poseidon của hải quân Mỹ gần đây đã có chuyến bay tuần tra gần Đài Loan, đem theo một loại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Nguyên ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN