Trung Quốc vươn tay tới tận Bắc Cực?
Trung Quốc đang nhắm tới một khu vực hẻo lánh, ít đối thủ hơn, nơi được cho là có trữ lượng dầu mỏ dồi dào và mở ra con đường giao thương mới.
Trung Quốc lần đầu hạ thủy một tàu phá băng.
Theo CNN, Trung Quốc coi Bắc Cực đang dần tan băng, để lộ con đường hàng hải là cơ hội để mở ra tuyến đường giao thương mới, khai thác dầu khí và nghiên cứu khoa học.
Về mặt địa lý, Trung Quốc không hề nằm gần bắc Cực. Bắc Kinh tỏ ra yếu thế hơn 8 quốc gia khác trong Hội đồng Bắc Cực, vốn nằm bao quanh khu vực này.
Hội đồng hiện đang chia rẽ về vấn đề Trung Quốc quan tâm tới khu vực. Một số nền kinh tế nhỏ hơn như Iceland, Na Uy coi đây là cơ hội, những quốc gia khác như Nga, Canada thì tỏ ra lo ngại.
“Con đường tơ lụa vùng Cực”
Hồi tháng Giêng, Bắc Kinh lần đầu đưa Bắc Cực vào sách trắng, coi đây là khu vực có tiềm năng lớn và biến đổi khí hậu ở Bắc Cực có “ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và môi trường Trung Quốc”.
Sách trắng đề ra kế hoạch “Con đường tơ lụa vùng Cực”, mở ra tuyến đường giao thương mới chưa từng có.
“Các quốc gia nhỏ bé ở vùng Cực coi việc Trung Quốc mở rộng giao thương, xây cảng biển là cơ hội phát triển”, chuyên gia Marc Lanteigne đến từ Đại học Massey ở New Zealand nói.
Hiện tại Bắc Kinh nói lý do chính quan tâm đến Bắc Cực là nghiên cứu khoa học. Nhưng các chuyên gia cho rằng, lý do thực sự là vì nguồn dầu mỏ, khí đốt tiềm tàng còn nguyên vẹn trong khu vực.
Một báo cáo của Rachael Gosnell ở Đại học Marland, Mỹ, cho biết Bắc Cực có thể chứa tới một phần ba trữ lượng khí tự nhiên toàn cầu và 13% lượng dầu mỏ toàn cầu.
Gosnell ước tính kim ngạch thương mại hàng năm ở Bắc Cực có thể lên tới 450 tỷ USD, khi những con đường giao thương hàng hải dần lộ diện.
Để cụ thể hóa tham vọng, Trung Quốc đã hạ thủy tàu phá băng thứ hai mang tên Xue Long 2. Chuyến thám hiểm đầu tiên của tàu này dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2019.
Bắc Cực với trữ lượng dầu mỏ, khí đốt dồi dào là đích nhắm của Trung Quốc.
Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc nói họ đủ sức tạo ra tàu phá băng có thể phá vỡ được những tảng băng lớn, hoạt động bền bỉ hơn các tàu đóng của nước ngoài trước đây.
Mỹ thờ ơ, Trung Quốc nhòm ngó
Trung Quốc đã nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào Bắc Cực khi khu vực này vẫn còn ít đối thủ. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không mấy quan tâm đến Bắc Cực
Sau Thế chiến 2, Mỹ có 7 tàu phá băng. Nhưng đến năm 2018, con số này chỉ còn 2 và vẫn cần phải nâng cấp, bảo dưỡng mới có thể hoạt động dài ngày.
Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Obama từng lên kế hoạch thay thế các tàu phá băng vào năm 2020. Nhưng kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, kế hoạch này rơi vào quên lãng.
Lực lượng tuần duyên Mỹ phụ trách các tàu phá băng rơi vào tình trạng cắt giảm ngân sách để tập trung cho an ninh biên giới.
“Bởi vì Bắc Cực không phải ưu tiên của chính quyền Trump nên Trung Quốc coi đây là cơ hội”, Lanteigne nói.
Dĩ nhiên, Nga vẫn là nước tích cực nhất ở Bắc Cực với 40 tàu phá băng. Nhưng vì quan hệ Nga-Mỹ căng thẳng nên Nga có thể mở đường để Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn ở Bắc Cực.
“Nga nhận ra Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia còn lại có thể giúp phát triển khu vực Siberia”, Lanteigne nói. “Hai quốc gia này đã và đang hợp tác trong các dự án ở Bắc Cực, bao gồm dự án khai thác khí tự nhiên”.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn tập trung đầu tư vào Nam Á và châu Phi, vì nhiều khu vực ở Bắc Cực vẫn ngoài tầm với do hạn chế về kỹ thuật đóng tàu.
Nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi “Trung Quốc hiện diện ở khắp nơi trên Bắc Cực”.
Một phần lớp đất ở Bắc Cực đã không còn đóng băng vào mùa đông, đe dọa làm tan băng vĩnh cửu và thải vào bầu khí...