Mỹ sở hữu tiêm kích tàng hình đầu tiên mang được bom hạt nhân
Không quân Mỹ chứng nhận mẫu F-35A mang được bom hạt nhân chiến thuật B61-12, trở thành tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới có thể sử dụng vũ khí nguyên tử.
Văn phòng Chương trình F-35 (JPO) thuộc Lầu Năm Góc công bố hôm 8/3 cho biết, tiêm kích tàng hình F-35A được chứng nhận đủ khả năng vận hành bom hạt nhân B61-12 từ giữa tháng 10/2023, sớm hơn hai tháng so với dự kiến.
"F-35A là tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên trên thế giới có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, cũng là nền tảng máy bay hoàn toàn mới đầu tiên đạt trạng thái này kể từ đầu thập niên 1990. Tiêm kích F-35A đạt chứng nhận vũ khí hạt nhân sẽ mang đến cho Mỹ và NATO năng lực thiết yếu nhằm duy trì cam kết răn đe mở rộng", phát ngôn viên JPO Russ Goemaere cho hay.
F-35A mang hai quả bom hạt nhân B61-12 trong thân
Chứng nhận mang bom hạt nhân này chỉ áp dụng cho dòng F-35A trong biên chế không quân Mỹ và các nước đồng minh, không có hiệu lực với phiên bản F-35B có khả năng hạ cánh thẳng đứng và tiêm kích hạm F-35C của thủy quân lục chiến và hải quân.
B61-12 là dự án nâng hạn sử dụng cho dòng bom hạt nhân chiến thuật B61, được triển khai từ thời chính quyền Obama. Mỹ không chế tạo thêm đầu đạn hạt nhân cho dòng B61-12, mà tái sử dụng đầu đạn trên những quả bom đời cũ và trang bị hệ thống dẫn đường mới cho chúng.
Bom hạt nhân B61-12
Bom hạt nhân chiến thuật B61-12 có thể trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh, mang đầu đạn mạnh tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT. Kích thước của nó đủ nhỏ để nằm gọn trong khoang vũ khí trong thân tiêm kích F-35A. Bom B61-12 được coi là vũ khí nguy hiểm nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, do có độ chính xác và tính tùy biến cao.
Dự án B61-12 có tổng giá trị 10 tỷ USD, trong đó mỗi quả bom hoàn chỉnh nặng 320 kg và có giá 28 triệu USD, cao gấp 1,5 lần khối vàng ròng có cùng trọng lượng.
F-35A thử nghiệm ném bom B61-12
F-35 Lightning II là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 thứ 2 của Mỹ, sau F-22 Raptor. Dòng chiến đấu cơ tàng hình này được coi là xương sống trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu tương lai của Mỹ nhờ cơ chế tàng hình tiên tiến. Tiêm kích tàng hình này còn thể hiện sự lợi hại với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng tối đa phạm vi hoạt động. Dù là dòng tiêm kích một động cơ nhưng khả năng mang vác vũ khí rất đáng nể, khi ở chế độ tàng hình chúng có thể mang theo 2,5 tấn, nhưng khi không ở chế độ tàng hình chúng có thể mang tối đa tới 10 tấn vũ khí.
Trong tập trận đối đầu với những tiêm kích thế kệ thứ 4 nổi tiếng như F-15 của Mỹ, Rafale của Pháp và Typhoon của Châu Âu, "chiến thần" F-35 thường thắng ở thế áp đảo. Trong thực chiến tại Afghanistan và đặc biệt tại Syria, chiến đấu cơ F-35 Lightning II cũng chứng minh đây là dòng chiến đấu cơ đáng gờm. Hiện đã có khoảng 1.000 chiếc F-35 Lightning II với các biến thể A, B và C đã được sản xuất, hiện chúng vẫn đang được các quốc gia tiếp tục đặt mua.
Sau khi hứng chịu thương vong lớn từ trận đánh và chứng kiến cách phản ứng của lính Nhật, giới chức Mỹ đã cân nhắc về việc có tấn công đất liền Nhật Bản và sử dụng bom hạt nhân hay không.
Nguồn: [Link nguồn]