Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử!

Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc tương đối ổn định trong thời gian gần đây, nếu có thay đổi sẽ chỉ mang tính chất chiến thuật, bất kể ai thắng bầu cử.

PGS-TS Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ (VIAS), nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động chiều 8-11: Cuộc bầu cử năm nay diễn ra với nhiều nhân tố khách quan, như đại dịch Covid-19, nên dẫn đến những kết quả khá bất ngờ.

* Phóng viên: Với tư cách ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ, ông Joe Biden nhận được lượng phiếu phổ thông kỷ lục - hiện ở mức hơn 74 triệu phiếu. Ông đánh giá thế nào về con số này nói riêng và hành trình tranh cử của ông Biden nói chung?

Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử! - 1

Ông Cù Chí Lợi:

- Ông Cù Chí Lợi: Ông Biden giành được lượng phiếu phổ thông cao nhất từ trước đến nay. Số phiếu của ông Trump cũng không nhỏ. Điều này chứng tỏ nước Mỹ đang có những vấn đề khiến cử tri rất bức xúc, cần phải được giải quyết để đất nước sớm ổn định trở lại. Ông Biden đã khai thác được những căng thẳng, chia rẽ đang tồn tại trong xã hội Mỹ và với khẩu hiệu "đoàn kết dân tộc", ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cử tri.

Cũng cần lưu ý rằng sự chia rẽ của nước Mỹ không phải mới có từ thời ông Trump mà đã có từ rất lâu. Dù vậy, một số chính sách của Tổng thống Trump khiến một số vấn đề xã hội trở nên nóng hơn. Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình cùng đại dịch Covid-19 càng khiến những vấn đề này thêm căng thẳng.

* Nếu lên nắm quyền, những khó khăn trước mắt và dài hạn của ông Biden là gì?

- Khó khăn rất lớn. Một trong những thử thách đầu tiên của ông Biden là Covid-19 và giải quyết như thế nào là bài toán hóc búa. Mỹ là một quốc gia có xu thế tự do rất cao. Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội có thể gây ra những phản ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu không làm vậy, Covid-19 sẽ tiếp tục lan rộng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Về mặt dài hạn, Mỹ vẫn còn những khó khăn liên quan đến chủng tộc, vốn đã ăn rất sâu vào xã hội Mỹ nên việc "hàn gắn hoặc đoàn kết dân tộc" như ông Biden cam kết là điều không hề dễ dàng. Bên cạnh đó là những vấn đề liên quan đến y tế, sức khỏe và kinh tế… Đảng Dân chủ sẽ gặp phải sự phản đối hết sức gay gắt từ Đảng Cộng hòa trong việc triển khai những chính sách này, như từng xảy ra dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Người ủng hộ hai ông Joe Biden và Donald Trump tranh cãi tại bang Pennsylvania - Mỹ hôm 8-11 Ảnh: REUTERS

Người ủng hộ hai ông Joe Biden và Donald Trump tranh cãi tại bang Pennsylvania - Mỹ hôm 8-11 Ảnh: REUTERS

* Ông nhận định thế nào về các chính sách của Mỹ một khi ông Biden nắm quyền, đặc biệt là chính sách với Trung Quốc ở mặt trận thương mại và biển Đông?

- Mỹ và Trung Quốc hiện vẫn cạnh tranh quyết liệt nên những chính sách của Mỹ về cơ bản sẽ không thay đổi. Nếu có, tôi cho rằng nó chỉ mang tính chất chiến thuật hoặc đó là phiên bản 2.0 - tức tương đối giống nhau về mục tiêu cơ bản. Ông Biden có thể sẽ có vài cách tiếp cận mới hoặc cách tiếp cận dựa trên triết lý của Đảng Dân chủ, với chiều hướng được nhiều nước trên thế giới ủng hộ hơn. Về biển Đông, tôi cho rằng Mỹ vẫn sẽ tiếp nối các chính sách của ông Trump.

* Về phía Tổng thống Trump, phải chăng Covid-19 là nguyên nhân chính khiến ông lâm vào tình thế hiện nay?

- Covid-19 như thảm họa từ trên trời rơi xuống với Tổng thống Trump. Thật ra ông Trump cũng có nhiều vấn đề xã hội giải quyết không tốt lắm nhưng về cơ bản, các vấn đề liên quan đến đường lối chính thì ông giải quyết rất tốt. Trước khi Covid-19 bùng phát, kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Covid-19 xảy ra khiến người dân mất việc, mất thu nhập rất lớn nên họ phẫn nộ. Cũng cần lưu ý rằng chính cách giải quyết Covid-19 của Tổng thống Trump gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Tất nhiên, không thể nói Covid-19 là nhân tố thay đổi cục diện nhưng nó phần nào khiến uy tín của Tổng thống Trump suy giảm.

* Ông nhận định thế nào về tình hình nước Mỹ thời gian tới, khi Tổng thống Trump đã phát động một cuộc chiến pháp lý và không có dấu hiệu chấp nhận chuyển giao quyền lực trong êm đềm?

- Có thể sẽ có thêm những hoạt động phản đối từ phía Tổng thống Trump để yêu cầu kiểm tra lại tính minh bạch và kết quả bầu cử. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng chỉ mang tính thủ tục, không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Chúng sẽ không gây ra khủng hoảng xã hội hoặc khủng hoảng chính trị như ở một số quốc gia khác, nơi kết quả bầu cử có thể dẫn đến nội chiến. Mỹ đã có truyền thống giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh chấp bầu cử, chuyển giao quyền lực từ rất lâu. Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ rơi vào căng thẳng vì kết quả bầu cử; họ từng trải qua nhiều lần và đều giải quyết thành công. 

Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử! - 3Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử! - 3Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử! - 3Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử! - 3Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử! - 3Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử! - 3Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử! - 3Mỹ sẽ giải quyết êm tranh chấp bầu cử! - 3

Chưa rời Nhà Trắng, ông Trump sa thải luôn Bộ trưởng Quốc phòng

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và chiếc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CAO LỰC thực hiện ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN