Mỹ sắp hết vũ khí để viện trợ cho Ukraine?

Chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đánh giá về tình hình thừa, thiếu của các loại vũ khí mà Mỹ viện trợ cho Ukraine.

Kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền Kiev hàng chục loại đạn dược và nhiều hệ thống vũ khí khác nhau. Theo cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Mark F. Cancian, phần lớn những loại đạn dược, vũ khí gửi cho Ukraine tương đối nhỏ so với lượng hàng trong kho và khả năng sản xuất của Mỹ.

Tuy nhiên, bên cạnh một số loại đạn dược, vũ khí dư giả thì có những loại khí tài trong kho còn rất ít, chỉ còn ở mức tối thiểu đáp ứng nhu cầu cho các kế hoạch chiến tranh và huấn luyện.

Trong bài phân tích trên trang CSIS, ông Cancian đã chỉ ra tình trạng tồn kho của những loại vũ khí nổi bật mà Mỹ gửi Ukraine.

Rocket của các Hệ thống tên lửa phóng loạt (MRLS)

Vấn đề với các MRLS là các loại đạn có thể dùng bị hạn chế. Ví dụ, các hệ thống này có thể bắn được một số ít loại rocket, trong đó có rocket phổ biến nhất M26, còn không thể bắn đạn chùm vì bị cấm.

Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) của Mỹ. Ảnh: USAASC

Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) của Mỹ. Ảnh: USAASC

Còn Hệ thống tên lửa phóng loạt dẫn đường (GMLRS) dùng 2 loại rocket là M31 và M30. Tuy các rocket dẫn đường này cực kỳ hữu ích nhưng số lượng lại hạn chế. Mỹ ước tính trong kho còn từ 25.000 đến 30.000 rocket. Nếu Mỹ gửi ⅓ số rocket trong kho cho Ukraine, bằng với số tên lửa chống tăng Javelin và Stinger mà Mỹ viện trợ Kiev, thì Ukraine sẽ nhận được 8.000 đến 10.000 tên lửa.

Khoảng trống này có thể bỏ ngỏ trong vài tháng để chờ lượng sản xuất mới bù vào nhưng khi hàng trong kho cạn kiệt thì không có lựa chọn thay thế. Mỹ có khả năng sản xuất khoảng 5.000 rocket/năm và dù Mỹ đang nỗ lực để tăng lượng sản xuất nhưng sẽ mất nhiều năm để đạt được số lượng mong muốn.

Bệ phóng HIMARS

Tổng sản lượng sản xuất của Mỹ là khoảng 450 bệ phóng HIMARS/năm. Tuy nhiên trong năm 2021 thì việc sản xuất gần như ngừng lại và hiện Mỹ đang tăng cường sản xuất.

Do đó, việc viện trợ cho Ukraine số lượng lớn bệ phóng HIMARS sẽ gặp nhiều khó khăn.

Mỹ có thể gửi một số Hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) thay vì HIMARS như một số đồng minh đã làm, mặc dù các hệ thống MLRS này cũng có giới hạn. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên là là nguồn cung rocket không dồi dào và thật vô ích khi gửi số lượng lớn bệ phóng mà đạn lại hạn chế.

Tên lửa chống tăng Javelin

Mỹ đã gửi khoảng ⅓ số hàng trong kho cho Ukraine và đã có các báo cáo rằng quân đội Mỹ đang lo ngại liệu có đủ loại tên lửa này cho các cuộc chiến trong tương lai hay không.

Lính Ukraine vác tên lửa chống tăng Javelin ở miền bắc tỉnh Kiev hồi tháng 3. Ảnh: REUTERS

Lính Ukraine vác tên lửa chống tăng Javelin ở miền bắc tỉnh Kiev hồi tháng 3. Ảnh: REUTERS

Điều đáng ngạc nhiên là gói viện trợ cho Ukraine ngày 19-8 bao gồm 1.000 Javelin mặc dù lượng hàng trong kho còn ít. Tốc độ sản xuất hiện tại của Mỹ là khoảng 1.000 tên lửa/năm. Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực để tăng số lượng đó nhưng sẽ phải mất nhiều năm nữa thì kho mới có phòng dư.

Tên lửa chống tăng khác

Mặc dù tên lửa chống tăng Javelin thu hút sự nhiều chú ý nhưng thực tế, Mỹ gửi cho Ukraine các loại tên lửa chống tăng khác nhiều hơn, chủ yếu là tên lửa Non-Line of Sight (NLOS).

Trong số này thì có một số tên lửa không có thiết bị dẫn đường như tên lửa AT-4, còn một số khác như NLOS thì cũng được trang bị thiết bị dẫn đường phức tạp như Javelins.

Mặc dù nguồn dự trữ các tên lửa này dường như khá lớn, đặc biệt là đối với các loại tên lửa không có thiết bị dẫn đường, nhưng không có nghĩa là chúng luôn dư dả mà có thể sẽ thiếu hụt trong nay mai.

Tên lửa TOW

Loại tên lửa chống tăng dẫn đường này đã nằm trong kho của Mỹ trong nhiều thập niên và liên tục được nâng cấp theo thời gian. Các bệ phóng của TOW nặng hơn Javelin và NLOS, vì vậy chúng thường được lắp trên xe chứ không vác được.

Do các bệ phóng và tên lửa rất dồi dào nên Mỹ có thể cung cấp số lượng lớn cho Ukraine. Thực tế là loại tên lửa này vẫn xuất hiện gần 7 tháng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, cho thấy rằng TOW là một giải pháp thay thế cho các loại tên lửa chống tăng khác khi cạn kiệt.

Tên lửa phòng không vác vai Stinger

Đây là loại tên lửa phòng không vác vai của bộ binh có chức năng theo dõi mục tiêu bằng cảm biến hồng ngoại. Loại này đã có trong kho của Mỹ từ đầu những năm 1980 và đã được nâng cấp nhiều lần.

Dường như Mỹ cũng đã gửi ⅓ số hàng trong kho cho Ukraine. Hiện tại, Mỹ vấn đang duy trì sản xuất loại tên lửa này và xuất khẩu một số ít trong đó. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ đang suy nghĩ về việc mua loại tên lửa thế hệ tiếp theo thay vì thay thế y nguyên lượng Stinger đã gửi cho Ukraine.

Lựu pháo M-777 155 mm

Đây là hệ thống pháo kéo của Mỹ do các đơn vị bộ binh vận hành. Mỹ có khoảng 100 hệ thống dư ra khi Thủy quân lục chiến chuyển đổi các đơn vị pháo binh từ dùng đại bác sang dùng hệ thống phóng tên lửa và rocket.Những hệ thống này đã được gửi đến Ukraine cùng với một số lượng nhỏ lựu pháo phòng không.

Lính Ukraine dùng lựu pháo M-777 ở tỉnh Donetsk hồi tháng 6. Ảnh: REUTERS

Lính Ukraine dùng lựu pháo M-777 ở tỉnh Donetsk hồi tháng 6. Ảnh: REUTERS

Tổng lượng sản xuất mỗi năm là khoảng 1.000 hệ thống, được chia đều cho Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Tuy nhiên, việc sản xuất đã dừng cách đây nhiều năm và không chắc sẽ có nguồn bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu, trừ việc cắt giảm sử dụng lựu pháp này trong các đơn vị.

Thay vì gửi M-777, Mỹ sẽ gửi lựu pháo M119 105 mm có sẵn trong kho vì nhiều đơn vị đã chuyển sang loại pháo 155 mm hạng nặng. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể gửi một số pháo cỡ 155 mm cũ hơn là M198, có thể đang ở trong kho Mỹ.

Đạn 155 mm

Đây là loại đạn cỡ trung tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Mỹ đã cung cấp hơn 1,5 triệu viên cho Ukraine và điều này có lẽ đã gần chạm đỉnh giới hạn mà Mỹ sẵn sàng gửi để không ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của mình.

Tuy nhiên, vì đây là loại đạn tiêu chuẩn của NATO nên hàng chục quốc gia có thể cung cấp loại đạn này cho Ukraine, do đó, nguồn cung gửi cho Ukraine khó có thể bị hạn chế.

UAV Switchblade và “Bóng ma phượng hoàng” Phoenix Ghost

Đây là 2 loại máy bay không người lái (UAV) tự sát. Về cơ bản, 2 loại này đang trong quá trình thử nghiệm.

Một số lượng nhỏ Switchblade đã được sản xuất cho các lực lượng vũ trang trong 10 năm qua, với một số được sử dụng ở Afghanistan, nhưng được sản xuất quy mô lớn.

Còn UAV Phoenix Ghost được phát triển như một kiểu mẫu để thử nghiệm những tính năng mới. Bởi vì các chương trình này là thử nghiệm nên việc chuyển đến Ukraine không ảnh hưởng đến hàng trong kho của Mỹ.

Trên thực tế, cuộc chiến ở Ukraine sẽ hoạt động như một chương trình thử nghiệm lớn để xem liệu những vũ khí này hoặc một số phiên bản có nên được sử dụng rộng rãi trong quân đội Mỹ hay không.

Thiết giáp chở quân M113

Đây được mệnh danh là “taxi trên chiến trường”, bảo vệ lính khi di chuyển để tác chiến.

Tuy nhiên, loại xe này không có lớp giáp hạng nặng của xe tăng và cũng không có vũ khí của loại xe chiến đấu.

Mỹ đã sản xuất khoảng 80.000 chiếc với nhiều biến thể kể từ khi phiên bản gốc được đưa vào biên chế năm 1960.

Lính Ukraine lái thiết giáp chở quân M113. Ảnh: UKRANIAN MILITARY CENTER

Lính Ukraine lái thiết giáp chở quân M113. Ảnh: UKRANIAN MILITARY CENTER

Hiện M113 đang được thay thế trong một số đơn vị quân đội Mỹ bằng xe đa dụng bọc thép. Do số lượng M113 được sản xuất quá lớn và nhiều chiếc đang được thay thế, Mỹ có thể cung cấp thêm nhiều chiếc cho Ukraine. ‘

Tuy nhiên, có những hạn chế là cần thời gian để sửa chữa những chiếc xe cũ này và làm cho chúng hoạt động hết công năng trước khi chuyển giao, cũng như cần thời gian đào tạo những người bảo trì và vận hành.

Đạn dược cho vũ khí nhỏ

Các loại vũ khí nhỏ là súng ngắn, súng trường và súng máy cầm tay, thường có cỡ nòng lên đến 7,62 mm. Mặc dù 26 triệu viên đạn được cung cấp cho Ukraine nghe có vẻ nhiều, nhưng nó thậm chí không bằng 1% sản lượng hàng năm của Mỹ là 8,6 tỉ viên vào năm 2020.

Bên cạnh đó, nền kinh tế dân sự Mỹ sản xuất một lượng lớn vũ khí nhỏ cho mục đích thể thao, vì vậy không có nguy cơ loại đạn này cạn kiệt.

Radar phản pháo

Các radar này phát hiện quỹ đạo của đạn pháo đối phương và có thể tính toán vị trí nơi khai hỏa. Điều này cho phép pháo binh Ukraine tấn công pháo binh đối phương nhanh chóng. Việc chuyển giao có thể bao gồm một số loại radar khác nhau. Hiện chưa rõ là có ảnh hưởng đến hàng trong kho Mỹ không nhưng những hệ thống này không nhiều.

Tên lửa Harpoon

Đây là các tên lửa chống hạm đặt trên tàu hoặc trên bờ. Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng 2 “hệ thống” đang được chuyển giao và có khả năng “hệ thống” ở đây là bệ phóng.

Tổng số lượng tên lửa được sản xuất tại Mỹ là tương đối lớn, khoảng 7.500 tên lửa và số lượng viện trợ cho Ukraine là rất nhỏ.

Do đó, hàng trong kho của Mỹ vẫn đủ và việc viện trợ không gây ra vấn đề gì. Hải quân Mỹ không mua bất kỳ tên lửa mới nào, chỉ sửa đổi các tên lửa cũ hơn với tỉ lệ sản xuất tên lửa mới là rất thấp.

Ukraine kêu gọi phương Tây tăng gấp đôi sự hỗ trợ 

Tăng gấp đôi sự hỗ trợ cho Ukraine là "lựa chọn phù hợp duy nhất", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Hiền ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN