Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: Tại sao hạn chót phải là ngày 31-8?

Hạn chót rút quân ngày 31-8 mà ông Biden đặt ra dấy lên nhiều câu hỏi về lý do và liệu thời hạn này có đủ để sơ tán toàn bộ người dân hay không.

Ngày 24-8, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết rằng ông đặt mục tiêu đưa tất cả lực lượng Mỹ rời khỏi Afghanistan vào ngày 31-8, chấm dứt cuộc không vận lớn kéo dài hai tuần ở Afghanistan, hãng tin AFP đưa tin.

Thời hạn 31-8 được đặt ra như thế nào?

Tháng 2-2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thiết lập một thỏa thuận với lực lượng Taliban về việc tất cả các lực lượng Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan vào ngày 1-5 năm nay.

Ông Biden đã ra lệnh xem xét lại thỏa thuận này khi ông nhậm chức vào tháng 1-2021. Vào ngày 14-4, ông tuyên bố kéo dài hạn chót mà ông Trump đã đặt ra thêm 4 tháng, nói rằng quân đội Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ rời khỏi Afghanistan trước khi Mỹ tổ chức kỷ niệm cột mốc 20 năm sự kiện khủng bố 11-9. Trọng tâm của kế hoạch là sơ tán 2.500 lính Mỹ, vài nghìn binh sĩ NATO và khoảng 16.000 nhà thầu dân sự vẫn còn ở Afghanistan. 

Binh sĩ Mỹ hỗ trợ người dân lên máy bay sơ tán. Ảnh: AP

Binh sĩ Mỹ hỗ trợ người dân lên máy bay sơ tán. Ảnh: AP

Các nhà phê bình cho rằng sự kết hợp giữa việc Mỹ rút quân và kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố 11-9 “có vẻ không ổn”. Vào đầu tháng 7, ông Biden đã cho biết hạn chót rút quân là ngày 31-8, sớm hơn so với thời hạn dự kiến trước đó.

Washington cũng muốn chính phủ Afghanistan có thêm thời gian để tổ chức cuộc chiến chống Taliban, bao gồm việc bàn giao các căn cứ và trang thiết bị do Mỹ kiểm soát trước đây cho lực lượng chính phủ Afghanistan.

Washington và các đối tác NATO dự kiến rằng các lực lượng Afghanistan sẽ có thể làm chậm lại bước tiến của Taliban. Tình báo Mỹ cho rằng các lực lượng chính phủ có thể cầm cự ít nhất sáu tháng sau khi Mỹ rời đi.

Bộ Ngoại giao Mỹ tin rằng việc gia hạn thời gian rút quân đến ngày 31-8 sẽ giúp các công dân Mỹ cũng như hàng chục nghìn người Afghanistan từng làm việc cho Mỹ và gia đình họ có đủ thời gian để rời khỏi Afghanistan.

Tuy nhiên, các lực lượng Afghanistan đã thất bại trước Taliban khi lực lượng này liên tục chiếm được các khu vực trọng điểm của Afghanistan, và cuối cùng đã chiếm được thủ đô Kabul (Afghanistan) ngày 15-8.

Cuộc không vận khẩn cấp

Với tốc độ thắng như chẻ tre của Taliban, hàng chục nghìn người Afghanistan và người nước ngoài đã phải nhanh chóng rời khỏi quốc gia Tây Nam Á này.

Vào ngày 14-8, quân đội Mỹ đã triển khai hàng nghìn binh sĩ để kiểm soát sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul và hỗ trợ công tác sơ tán người dân. Trong giai đoạn từ ngày 14-8 đến ngày 24-8, đã có hơn 71.000 người được di tản khỏi Afghanistan.

Dù con số được di tản là không nhỏ, nhưng vẫn còn lại hàng nghìn người chưa được lên máy bay sơ tán. Quy trình chậm chạp và việc Taliban ngăn cản người Afghanistan muốn rời đi đã khiến việc tiếp cận sân bay Kabul trở nên ngày càng khó khăn.

Liệu có đủ thời gian?

Lầu Năm Góc cho biết họ thực sự phải cắt giảm các cuộc sơ tán vài ngày trước hạn chót 31-8, để loại đưa 6.000 quân thực địa, hàng trăm quan chức Mỹ, 600 binh sĩ an ninh Afghanistan làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay và số lượng đáng kể trang thiết bị về nước.

Ở Washington, ngày càng có nhiều lo lắng về việc rất có khả năng họ không có đủ thời gian để sơ tán toàn bộ công dân Mỹ cũng như những người Afghanistan có thị thực nhập cư đặc biệt. Các quan chức của Anh, Pháp và Đức cho biết rằng họ có lẽ không thể hoàn thành tất sơ tán trước ngày 31-8 và muốn Mỹ kéo dài thời hạn sang tháng 9.

Hôm 24-8, các nhà lãnh đạo nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để thảo luận về việc lùi hạn chót ra sau ngày 31-8. Tuy nhiên, một quan chức Taliban tuyên bố rằng họ sẽ không đồng ý với bất kỳ sự gia hạn nào. Ông Biden cũng cho biết Mỹ vẫn sẽ giữ lại hạn chót rút quân vào ngày 31-8.

Tuy nhiên, Nhà Trắng hiện vẫn còn khá mơ hồ khi tuyên bố rằng hạn chót rút quân phụ thuộc vào việc Taliban cho phép những người sơ tán tiếp cận sân bay, bao gồm cả những người Afghanistan thuộc diện được cấp thị thực nhập cư đặc biệt.

Nguồn: [Link nguồn]

Khủng bố IS đánh bom như thế nào khiến 103 người chết, hơn 1.300 người bị thương ở Kabul?

Ít nhất 103 người, trong đó có 13 quân nhân Mỹ, đã thiệt mạng trong các vụ đánh bom liều chết ở ngoài cổng và một khách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DƯƠNG KHANG ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN