Mỹ quyết định gửi đạn chùm cho Ukraine: Trung Quốc lên tiếng

Trung Quốc cảnh báo việc chuyển giao đạn chùm một cách vô trách nhiệm có thể dẫn tới các nguy cơ về nhân đạo.



Đạn con trong đạn chùm có thể nằm sâu dưới đất qua hàng thập kỷ (ảnh: CNN)

Đạn con trong đạn chùm có thể nằm sâu dưới đất qua hàng thập kỷ (ảnh: CNN)

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 10/7, bà Mao Ninh – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – cho rằng, việc Mỹ viện trợ đạn chùm cho Ukraine đã “thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế” và “có nhiều nước lên tiếng phản đối”.

“Quyết định của Mỹ làm dấy lên lo ngại đối với cộng đồng quốc tế và nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối hành động này. Cung cấp đạn chùm một cách vô trách nhiệm có thể dễ dàng gây ra các vấn đề nhân đạo”, bà Mao nói.

“Chúng ta nên xử lý công bằng các mối lo ngại về vấn đề nhân đạo và nhu cầu an ninh, quân sự. Đồng thời duy trì sự thận trọng và kiềm chế việc chuyển giao đạn chùm”, bà Mao nói thêm.

Bà Mao cho hay, quan điểm của Bắc Kinh đối với việc giải quyết xung đột Nga – Ukraine là đàm phán và đối thoại.

“Các bên liên quan cần kiềm chế, không đổ thêm dầu vào lửa nhằm ngăn căng thẳng và khủng hoảng ở Ukraine leo thang”, bà Mao nói thêm.

Hôm 7/7, Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố, Mỹ quyết định viện trợ đạn chùm cho Ukraine. Một trong những lý do Mỹ đưa ra là Ukraine đã cạn kiệt đạn pháo.

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 9/7 công bố chi tiết gói viện trợ vũ khí thứ 42 cho Ukraine. Gói viện trợ mới trị giá 800 triệu USD, bao gồm đạn chùm – loại vũ khí được thiết kế để phát tán hàng chục, hàng trăm quả đạn con bên trong ra một khu vực rộng lớn.

Theo Reuters, nhiều quả đạn con trong đạn chùm có thể không phát nổ. Chúng có thể nằm dưới đất qua hàng thập kỷ và phát nổ một cách ngẫu nhiên hoặc do lực tác động, tương tự như mìn. Dân thường có thể thiệt mạng khi vô tình giẫm phải đạn con.

123 quốc gia đã ký Công ước cấm sản xuất, tàng trữ, bán và sử dụng bom, đạn chùm. Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ukraine không tham gia Công ước này.

Hôm 8/7, Anh, Canada và Tây Ban Nha đã lên tiếng phản đối việc Mỹ gửi đạn chùm cho Ukraine.

“Chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng đạn chùm. Ottawa cam kết chấm dứt ảnh hưởng của đạn chùm đối với dân thường, đặc biệt là trẻ em”, Reuters dẫn tuyên bố từ chính phủ Canada.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho hay, Anh và Tây Ban không khuyến khích và không ủng hộ việc Mỹ gửi đạn chùm cho Ukraine. Hai nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, nhưng bằng cách khác.

Nga phản ứng “gắt” sau khi Mỹ quyết định gửi bom, đạn chùm cho Ukraine

Gửi bom, đạn chùm cho Ukraine là động thái thừa nhận sự thất bại của Mỹ và đồng minh, Đại sứ Nga tại Mỹ tuyên bố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Quốc – TASS, Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN