Mỹ: Phát hiện nhiều người tiêm đầy đủ vaccine vẫn nhiễm biến chủng virus Covid-19

Những trường hợp đã tiêm đầy đủ liều vaccine nhưng vẫn nhiễm biến chủng Covid-19 gần đây được công bố trong một nghiên cứu mới ở Mỹ.

Công nương Kate Middleton gần đây đã tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Công nương Kate Middleton gần đây đã tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington ở Mỹ gần đây giải trình tự gene một cách ngẫu nhiên với 20 trường hợp nhân viên y tế được tiêm đầy đủ vaccine Pfizer và Moderna, nhưng vẫn có kết quả dương tính với Covid-19.

Nghiên cứu được đăng tải trên trang medRxiv, cho thấy toàn bộ 20 ca nhiễm đều liên quan đến các biến chủng trong trong danh sách “đáng lo ngại toàn cầu” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

8 nhân viên y tế nhiễm biến chủng Covid-19 có nguồn gốc từ Anh, 10 ca nhiễm biến chủng California, Mỹ và hai ca nhiễm biến chủng từ Nam Phi và Brazil.

Các nhà nghiên cứu so sánh với 5.174 trường hợp không tiêm vaccine và dương tính với Covid-19. Kết quả cho thấy 67% trường hợp nhiễm các biến chủng nằm trong danh sách "đáng lo ngại toàn cầu" của WHO.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, những người đã được tiêm vaccine bị nhiễm các biến chủng Covid-19 với nồng độ virus cao.

Tiến sĩ Pavitra Roychoudhury nói trên tờ Telegraph: “Các trường hợp nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vaccine là có, nhưng đều có triệu chứng nhẹ”.

“Điều đáng lo ngại là các trường hợp này có nồng độ virus trong cơ thể ở mức cao, nghĩa là có khả năng virus lây lan sang người khác”, tiến sĩ Roychoudhury nói.

Không có trường hợp nào trong 20 nhân viên y tế nhiễm Covid-19 trên phải nhập viện. Không rõ họ có lây truyền virus sang người khác hay không.

Một nghiên cứu khác của Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), công bố tuần trước, cũng xác nhận những người đã tiêm vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm các biến chủng Covid-19.

Dữ liệu tính đến ngày 30.4, cho thấy có 10.262 ca nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vaccine trong số 101 triệu người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ở Mỹ. Sau khi giải trình tự gene virus của 555 mẫu bệnh phẩm, có 356 trường hợp nhiễm biến chủng "đáng lo ngại toàn cầu" theo danh sách của WHO.

Tiến sĩ Roychoudhury nói nghiên cứu giúp các nhà khoa học tiếp tục tối ưu quy trình phát triển vaccine để đánh bại các biến chủng.

Bà Roychoudhury cũng nhấn mạnh nghiên cứu không nhằm chứng minh các vaccine ngừa Covid-19 hiện tại kém hiệu quả. Tiêm vaccine trên diện rộng vẫn là phương pháp hiệu quả để làm giảm mức độ lây nhiễm.

Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh viện dẫn số liệu thống kê cho thấy, các vaccine ngừa Covid-19 như Pfizer và AstraZeneca vẫn hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến chủng có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Giới chức Anh hiện vẫn đang cân nhắc kế hoạch tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa sau ngày 21.6, nếu các ca nhiễm biến chủng có nguồn gốc từ Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Hôm 28.5, Anh ghi nhận 4.182 ca nhiễm Covid-19 mới, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4.

WHO: Mỹ phải chia sẻ thông tin tình báo về nguồn gốc Covid-19

Một chuyên gia liên quan Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bác sĩ Dale Fisher, kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Sun ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN