Mỹ nói điều bất ngờ về bom chùm gửi Ukraine

Lầu Năm Góc vừa có tiết lộ bất ngờ về loại bom chùm mà Mỹ quyết định gửi cho Ukraine để phản công trong xung đột với Nga.

"Chúng tôi đảm bảo rằng loại bom chùm, đạn chùm gửi cho Ukraine đã được cải tiến để giảm thiểu nguy hiểm cho dân thường" - phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết – "Chúng là loại tốt nhất hiện có trong kho dự trữ và đã được Bộ Quốc phòng Mỹ thử nghiệm với tỉ lệ lỗi nổ là 2,35%".

Lưu ý thêm rằng tỉ lệ trên lý tưởng hơn nhiều so với con số trên 14% - cũng do chính quan chức Lầu Năm Góc tiết lộ - về tỉ lệ lỗi nổ từ các loại bom chùm, đạn chùm cũ của Mỹ.Lầu Năm Góc cho biết bom chùm, đạn chùm Mỹ gửi cho Ukraine có tỉ lệ không phát nổ ngay khoảng 2,35%. ẢNH: REUTERS

Lầu Năm Góc cho biết bom chùm, đạn chùm Mỹ gửi cho Ukraine có tỉ lệ không phát nổ ngay khoảng 2,35%. ẢNH: REUTERS

New York Times mô tả bom chùm, đạn chùm là một quả bom chứa hàng chục đến hàng trăm quả bom nhỏ hơn (còn gọi là bom con) bên trong. Bom sẽ nổ tung ở độ cao được xác định và điều này tùy vào khu vực nhắm mục tiêu và các quả bom con sẽ phát nổ quanh mục tiêu đó.

Các quả bom chùm này có thể được thả từ máy bay, được phóng từ tên lửa hoặc được bắn từ pháo, súng hải quân hoặc bệ phóng tên lửa. Những quả bom con có thể tiêu diệt xe tăng, trang thiết bị quân sự cũng như nhân lực đối phương và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết loại họ sẽ gửi tới Ukraine là phiên bản cải tiến của loại từng được sử dụng trong Chiến dịch "Bão táp Sa mạc" năm 1991.

Tỉ lệ lỗi nổ 2,35% như trên có nghĩa rằng cứ hai quả "bom mẹ" được bắn ra sẽ có khoảng ba quả "bom con" chưa nổ nằm rải rác khắp mục tiêu. Tuy nhiên, thực tế trong chiến đấu tỉ lệ lỗi nổ cao hơn 7 lần so với trong thực nghiệm.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách chính sách Colin Kahl cho biết loại vũ khí chùm gửi Mỹ gửi cho Ukraine đã được thử nghiệm 5 lần kể từ 1998 đến 2020. Ông nhấn mạnh rằng "rất tin tưởng vào kết quả của các cuộc thử nghiệm".

Tỉ lệ bom chùm, đạn chùm chưa phát nổ ngay do Lầu Năm Góc đưa ra rất khác so với những gì mà các chuyên gia xử lý bom và người rà phá bom mìn dân sự tìm thấy trên thực địa ở các khu vực sau xung đột, bao gồm cả từ đạn M864.

Các chuyên gia xử lý bom của quân đội Mỹ được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ "vô hiệu hoá" lỗi nổ đạn chùm hết sức thận trọng trên thực địa. Họ tiết lộ số bom chùm, đạn chùm – bất kể do quốc gia nào chế tạo – có tỉ lệ không phát nổ vào khoảng 20%. Thậm chí, có nhà phân tích nhận định lỗi nổ của bom chùm, đạn chùm lên tới 40%.

Vỏ bom chùm được phát hiện tại TP Kharkiv - Ukraine vào ngày 10-6-2022. Ảnh: REUTERS

Vỏ bom chùm được phát hiện tại TP Kharkiv - Ukraine vào ngày 10-6-2022. Ảnh: REUTERS

Bom chùm, đạn chùm bị nhiều quốc gia trên thế giới cấm sử dụng, được chế tạo để tiêu diệt xe bọc thép và quân đội thực địa nhưng cũng thường không phát nổ ngay lập tức.

Nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau, chúng có thể giết chết người lớn và trẻ em nếu vô tình vấp phải những quả chưa phát nổ. Mỗi quả "bom mẹ" có thể bay khoảng 32 km trước khi nổ tung giữa không trung và giải phóng 72 quả "bom con" có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi rộng hơn một sân bóng đá.

Bất chấp giải thích từ Lầu Năm Góc, nhiều chuyên gia về bom mìn phản đối động thái Mỹ cấp bom, đạn chùm cho Ukraine. Phía Nga cũng cực lực phản đối quyết định của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Biết gì về loại bom chùm Mỹ sắp gửi cho Ukraine?

Bom chùm đã được dùng trong nhiều cuộc chiến và gây nhiều tranh cãi, nhưng dùng bom chùm có vi phạm tội ác chiến tranh hay không thì phải xem xét nhiều yếu tố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bằng Hưng ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN