Mỹ, Nhật, Úc phản đối các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông

Hội đàm bên lề Đối thoại Shangri-La 2022, bộ trưởng quốc phòng ba nước Mỹ, Nhật, Úc bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình hình ở Biển Đông và phản đối mạnh mẽ các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc tại khu vực này.

Đài NHK đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng của Nhật, Mỹ và Úc ngày 11-6 đã hội đàm bên lề Đối thoại Shangri-La 2022 – Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á - tại Singapore.

Trong tuyên bố chung được đưa ra hôm 11-6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật – ông Kishi Nobuo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ông Lloyd Austin và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc – ông Richard Marles đã bày tỏ quan ngại về môi trường an ninh ngày càng nghiêm trọng ở biển Hoa Đông.

Ba vị bộ trưởng phản đối mạnh mẽ mọi nỗ lực ép buộc và đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng.

(Từ trái sang): Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc – ông Richard Marles, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ông Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật – ông Kishi Nobuo. Ảnh: NHK

(Từ trái sang): Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc – ông Richard Marles, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ông Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật – ông Kishi Nobuo. Ảnh: NHK

Theo tuyên bố, các bộ trưởng cũng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình hình ở Biển Đông, cũng như phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hoặc gây ảnh hưởng đến hiện trạng khu vực thông qua việc quân sự hóa các khu vực có tranh chấp, hay các hành động ép buộc hoặc đe dọa.

Ông Nobuo, ông Austin và ông Marles phản đối mạnh mẽ các yêu sách hàng hải phi pháp và các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt đã được phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Ba vị bộ trưởng cũng tái khẳng định rằng phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016 là phán quyết cuối cùng và có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp, tuyên bố nêu rõ.

Theo đó, các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt như được phản ánh trong UNCLOS, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không và các hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác.

Các bộ trưởng tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc đối với sự đoàn kết và vai trò trung tâm, cũng như tầm quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc thúc đẩy các chuẩn mực và hành vi tích cực, đóng góp vào an ninh khu vực, xây dựng đồng thuận và hợp tác khu vực thiết thực.

Ba bên nhất trí thực hiện các hành động cụ thể và thiết thực để đảm bảo sự an toàn và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm việc tăng cường các cuộc tập trận quân sự chung để tăng cường năng lực tương tác và sự sẵn sàng.

Giữa lúc căng thẳng, Trung Quốc chuẩn bị tập trận hải quân trên Biển Đông

Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân trên Biển Đông vào ngày mai (28/5).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Đặng - NHK ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN