Mỹ ngừng thử tên lửa chống vệ tinh sau cánh đồng mảnh vỡ của Nga

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Động thái được đưa ra sau khi nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi Mỹ đi đầu trong việc ngừng thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh mà sự cố "cánh đồng mảnh vỡ" từ Nga đã cho thấy rủi ro.

Theo CNBC, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố hôm 18-4 cam kết chấm dứt việc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, đồng thời kêu gọi một thỏa thuận toàn cầu.

Thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh, tức ASAT, là một cuộc phóng tên lửa nhằm vào các vệ tinh và tàu vũ trụ đã không còn sử dụng trên quỹ đạo nhằm phá hủy chúng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thử nghiệm này không những không giải quyết tốt các khối rác không gian mà còn có thể tạo ra những "đám mây rác" nguy hiểm hơn.

Một tên lửa SM-3 phóng từ tàu USS Lake Erie của Hải quân Mỹ trong nhiệm vụ phá hủy vệ tinh bị hỏng năm 2008. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ

Một tên lửa SM-3 phóng từ tàu USS Lake Erie của Hải quân Mỹ trong nhiệm vụ phá hủy vệ tinh bị hỏng năm 2008. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ

Có 4 quốc gia trên thế giới từng thực hiện thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, bao gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo Space News, Phó tổng thống Harris, người đồng thời là chủ tịch Hội đồng không gian Quốc gia, thừa nhận việc phá hủy các vật thể không gian thông qua thử nghiệm tên lửa ASAT bay thẳng là "liều lĩnh và vô trách nhiệm". Theo bà, việc kết thúc các thử nghiệm ASAT là một phần của "hiểu biết chung về các hoạt động không gian có trách nhiệm và an toàn".

Hiện có nhiều cảnh báo từ nhiều quốc gia và tổ chức phi chính phủ cho biết vệ tinh của họ có nguy cơ gặp rắc rối từ những mảnh vỡ mà dạng thử nghiệm này tạo ra.

Tranh cãi về dạng thử nghiệm này bắt đầu nổ ra sau sự cố vào cuối năm ngoái, khi Nga cố phá hủy một vệ tinh từ thời Liên Xô bằng ASAT vào ngày 15-11. Vụ thử nghiệm đã tạo ra một "cánh đồng mảnh vỡ" trong quỹ đạo Trái Đất, mà Mỹ thống kê lên tới 1.500 mảnh.

Nga cho rằng các mảnh vỡ nhỏ này sẽ không gây nguy hiểm cho các trạm vũ trụ, tàu vũ trụ hay vệ tinh đang hoạt động. Thế nhưng, các nhà khoa học đang làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) vẫn phải di chuyển vào nơi trú ẩn khi quỹ đạo của trạm bay ngang đám mây mảnh vỡ.

Sự cố đã làm dấy nên lo ngại toàn cầu bởi theo các nhà khoa học, không thể lường trước được hậu quả và cũng không có gì đảm bảo sự cố tương tự không xảy ra trong thử nghiệm ASAT của các nước khác.

Phó Tổng thống Harris cho biết thêm một vụ phóng tên lửa chống vệ tinh khác của Trung Quốc vào năm 2007 cũng để lại 2.800 mảnh vỡ.

Lần cuối cùng Mỹ thực hiện thử nghiệm ASAT là vào năm 2008, khi Hải quân Mỹ phóng một tên lửa SM-3 đã được sửa đổi để phá hủy vệ tinh US-193 của Văn phòng Trinh sát Quốc gia đang bị trục trặc.

Tên lửa Nga phá hủy lô vũ khí khủng Mỹ, EU cung cấp cho Ukraine

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 18/4 thông báo các lô vũ khí lớn được gửi đến Ukraine trong vòng 6 ngày qua từ Mỹ và các nước châu Âu đã bị phá hủy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN