Mỹ ngày càng ít lựa chọn để 'đấu' với OPEC về giá dầu
Mỹ ngày càng ít lựa chọn để đối phó với động thái giảm sản lượng của OPEC cũng như đấu với khối này về giá dầu.
Sau thông báo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) tuần rồi rằng sẽ cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày so với mức tháng 8 kể từ tháng 11 tới, Mỹ thông báo một số phương án đối phó.
Trước mắt, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã chỉ đạo Bộ Năng lượng cung cấp thêm 10 triệu thùng từ kho dự trữ dầu chiến lược vào tháng tới, theo kênh CNBC. Cùng với đó, Mỹ “cũng sẽ tham khảo ý kiến Quốc hội về việc lập các công cụ và cơ quan chức năng bổ sung hành động giảm bớt sự kiểm soát của OPEC đối với giá năng lượng”.
Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, Mỹ ngày càng ít lựa chọn để đối phó với động thái giảm sản lượng của OPEC cũng như đấu với khối này về giá dầu. Mỹ hiện vẫn có thể giải phóng thêm dầu từ kho dự trữ nhưng số lượng sẽ dần ít hơn. Từ đầu tháng 6, Mỹ đã xả trung bình khoảng 850.000 thùng/ngày và kho dự trữ đã bị thu hẹp đáng kể. Tính đến tuần trước, kho dự trữ còn 416 triệu thùng, thấp nhất kể từ tháng 7-1984. Theo tính toán của Bloomberg, vào đầu tháng 12, lượng dự trữ sẽ giảm xuống còn khoảng 380 triệu thùng.
Kho dự trữ dầu chiến lược Bryan Mound ở TP Freeport, bang Texas (Mỹ). Ảnh: REUTERS
Về lý thuyết, số còn lại này đủ dự trữ cho cả một năm nữa - năm 2022 Mỹ sẽ xả tổng cộng hơn 200 triệu thùng. Thực tế không như vậy. Mỹ sử dụng kho dự trữ này như một máy ATM để thanh toán cho các khoản chi tiêu ngân sách trong tương lai: Hàng triệu thùng đã được định sẵn để bán theo luật liên bang. Năm 2015, Quốc hội đã ban hành tám luật bắt buộc bán tới 359 triệu thùng đến năm 2031. Đến nay, 93 triệu thùng đã được bán, như vậy còn 266 triệu thùng sẽ phải bán, theo dịch vụ nghiên cứu Quốc hội Mỹ.
Trừ đi lượng dầu bán trước này, từ 380 triệu thùng dự kiến vào thời điểm cuối năm, kho dự trữ chỉ còn 144 triệu thùng cho các tình huống khẩn cấp. Ngay cả khi Mỹ giải phóng tất cả trong năm 2023 thì mức tương đương cũng chỉ ít hơn 400.000 thùng/ngày hoặc chỉ hơn một nửa so với lượng xả ra năm 2022. Đến năm 2024 Mỹ, bắt buộc phải mua vào lượng lớn để trang trải những gì đã bán. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ đang gặp khó khăn trong việc cân bằng lại số dư kho dự trữ, với hệ số điều chỉnh kỷ lục lớn đến mức tương đương với sản lượng của một số quốc gia OPEC, theo Bloomberg.
Trong khi Mỹ cảnh báo xem xét lại một số khía cạnh trong quan hệ với Arab Saudi vì quyết định giảm sản lượng dầu khai thác của OPEC+ thì Nga được cho là lại hưởng lợi từ...
Nguồn: [Link nguồn]