Mỹ nêu đích danh 3 tên lửa Triều Tiên có thể xuyên thủng hệ thống phòng không

Báo cáo mới của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) chỉ ra 3 loại tên lửa Triều Tiên phát triển gần đây có thể né tránh hệ thống phòng không, đe dọa an ninh Mỹ và đồng minh.

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-23 của Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-23 của Triều Tiên.

CRS nói rằng, các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên cho thấy “nước này có chủ ý nâng cao khả năng vận hành tin cậy, hiệu quả và tăng khả năng sống sót cho lực lượng tên lửa đạn đạo”.

“Triều Tiên đang thể hiện rõ nỗ lực phát triển các loại tên lửa có khả năng vượt qua các hệ thống phòng không của Mỹ như Patriot, BMD và THAAD”, báo cáo viết.

“Đối với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, Triều Tiên có chủ ý tung đòn tấn công từ nơi nằm ngoài tầm giám sát của các radar trang bị cho tổ hợp THAAD”, CRS nêu rõ.

Báo cáo của CRS chỉ ra 3 mẫu tên lửa của Triều Tiên có khả năng này, bao gồm KN-23, KN-24 và KN-25. Đây là các mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn, khai hỏa từ xe phóng, được thiết kế để đánh lừa các hệ thống phòng không.

Tên lửa KN-24 có tầm bắn 410km.

Tên lửa KN-24 có tầm bắn 410km.

Tên lửa KN-23 dường như có tầm bắn xa nhất, lên tới 700km, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

KN-23 được coi là bước tiến mới nhất của Triều Tiên đối với các loại vũ khí chiến thuật. Tên lửa có khả năng thay đổi đường bay đánh lừa tên lửa phòng không.

KN-24 có “hệ thống dẫn đường chủ động và khả năng cơ động để đạt mức độ tấn công chính xác”. Báo cáo của CRS mô tả mẫu tên lửa này có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Tên lửa KN-25 có tầm bắn khiêm tốn chỉ 380km.

Tên lửa KN-25 có tầm bắn khiêm tốn chỉ 380km.

KN-25 lại là phiên bản “lai giữa tên lửa có điều khiển và rocket”, CRS đánh giá. Mẫu tên lửa này có thiết kế khí động học, được dẫn đường bằng quán tính và vệ tinh. KN-25 có thể được trang bị hàng loạt trên các tổ hợp pháo phản lực, áp đảo hỏa lực đối phương.

Các tổ hợp phòng thủ tên lửa BMD của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản chuyên phát hiện và đánh chặn tên lửa chiến lược. Nhưng với các mẫu tên lửa tầm ngắn, mang tính chiến thuật như của Triều Tiên thì Mỹ chưa có phương án đối phó hiệu quả.

Thủy quân lục chiến Mỹ đang có kế hoạch nâng cấp các xe chiến đấu bộ binh Humvee để trang bị tên lửa phòng không tầm ngắn.

Mỹ từng muốn mua các tổ hợp phòng không Iron Dome của Israel. Nhưng thỏa thuận bị hủy bỏ hồi tháng 5 vì phía Israel không muốn cung cấp cho Mỹ mã nguồn của tên lửa.

Iron Dome được thiết kế để đánh chặn rocket tầm ngắn và đạn pháo từ khoảng cách 4km cho tới tối đa 70km.

Triều Tiên: Chỉ còn vũ khí hạt nhân là lựa chọn đối phó Mỹ

Đàm phán Mỹ-Triều Tiên bế tắc là nguyên nhân khiến Bình Nhưỡng chỉ còn một lựa chọn duy nhất, “là dùng vũ khí hạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN