Mỹ: Đề xuất dự luật mới trừng phạt Trung Quốc
Các nhà lập pháp Mỹ đề xuất dự luật hối thúc Tổng thống Trump phản ứng mạnh mẽ hơn trước vấn đề cộng đồng người thiểu số Hồi giáo ở phía tây Trung Quốc.
Ông Trần Toàn Quốc, bí thư đảng ủy khu tự trị Tân Cương (phải) nằm trong danh sách trừng phạt mới của Mỹ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), dự luật bao gồm lệnh trừng phạt, cấm vận được các nghị sĩ Mỹ trình lên Hạ viện.
Dự luật yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ, Cục Điều tra Liên bang và các cơ quan liên bang khác báo cáo lên quốc hội mối đe dọa an ninh, sự an toàn của công dân Mỹ trước vấn đề Tân Cương ở Trung Quốc.
Dự luật bao gồm việc bảo vệ quyền lợi của người Duy Ngô Nghĩ ở Mỹ, trước sự phân biệt từ Trung Quốc.
Dự luật mới yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump lên ánh hành động của Trung Quốc ở khu vực phía tây Tân Cương, kêu gọi chính phủ Mỹ có những chính sách "đặc biệt" về vấn đề này. Dự luật cân nhắc việc cấm xuất khẩu sang Trung Quốc những công nghệ mà Bắc Kinh có thể dùng để giám sát hoặc bắt người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
“Trung Quốc đang tạo ra một trại tập trung ở thế kỷ 21 và điều này không thể chấp nhận được”, các nghị sĩ Mỹ nói. Ước tính 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện đang bị giữ tại “các trại giáo dục”.
Các nước phương Tây bao gồm Canada, Pháp, Đức và Mỹ hối thúc Trung Quốc xóa bỏ các trại tập trung này ở Tân Cương. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc trên, hối thúc Mỹ và các quốc gia khác ngừng can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước này.
Chính phủ Trung Quốc cũng cho rằng khu vực tây Tân Cương đang phải đối mặt với làn sóng ly khai và Hồi giáo cực đoan. Phía Trung Quốc nói con số 1 triệu người bị giữ ở các trại tập trung là không chính xác.
Dự luật trình lên hôm 14.11 kêu gọi trừng phạt ông Trần Toàn Quốc, bí thư đảng ủy khu tự trị Tân Cương, cùng các quan chức khác bị cáo buộc gây ra những cuộc đàn áp an ninh.
Báo cáo hồi tháng 8 của Ủy ban Chống phân biệt chủng tộc Liên Hợp Quốc cáo buộc Trung Quốc giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ tại khu tự trị Tân Cương. Ủy ban cũng bày tỏ lo ngại về thông tin người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát nghiêm ngặt, thậm chí bị kiểm tra điện thoại di động tại các trạm kiểm soát.
Hành động này nhằm vào cơ quan chủ chốt trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cũng như lãnh đạo của cơ quan này. Thế nhưng...