Mỹ mất kiên nhẫn với đồng minh vì Ukraine?

Mỹ muốn Đức gửi thêm vũ khí cho Ukraine chứ không hỗ trợ một cách "hời hợt" như hiện nay, truyền thông Đức cho biết.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz thảo luận trong cuộc gặp của nhóm G7 diễn ra vào ngày 28/6/2022.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz thảo luận trong cuộc gặp của nhóm G7 diễn ra vào ngày 28/6/2022.

Berlin đang có dấu hiệu lạc bước so với các đồng minh, đặc biệt là Mỹ trong vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine, báo Đức Die Welt ngày 15/9 đưa tin, cho biết vấn đề này đang tác động đến quan hệ giữa Đức và các đồng minh NATO.

Mỹ đang ngày càng không hài lòng khi Đức có cách tiếp cận thận trọng quá mức trong việc hỗ trợ Ukraine vũ khí đối phó Nga, báo Đức cho biết.

Gần đây, Đại sứ Mỹ tại Đức, Amy Gutmann nói trên đài ZDF của Đức, rằng bà mong muốn Berlin "đóng vai trò lãnh đạo lớn hơn". Bà Amy ghi nhận sự hỗ trợ của Đức cho Ukraine, nhưng mong muốn đồng minh "hỗ trợ mạnh hơn nữa".

Trả lời trên báo Đức Die Welt ngày 5/9, một quan chức Mỹ nói: "Cho đến nay, Đức có sự hỗ trợ cho Ukraine, nhưng chúng tôi mong muốn Berlin hành động nhanh hơn". Sự chậm trễ và "hời hợt" của Đức khiến Mỹ đặt câu hỏi rằng liệu đồng minh có muốn Ukraine "chiến thắng" hay đơn giản là chỉ giúp Kiev "không thua".

Tờ Bild của Đức còn dẫn nguồn tin cho biết Mỹ được cho là đã gửi công hàm tới Berlin, trong đó Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói Washington "hoan nghênh" nếu Đức có thể cung cấp cho Ukraine các xe tăng chiến đấu chủ lực.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ ở Berlin sau đó đã lên tiếng bác bỏ thông tin do tờ Bild của Đức đăng tải. "Chúng tôi không thúc ép Đức phải cung cấp xe tăng", một quan chức Mỹ nói, chúng tôi mong muốn Đức sẽ làm nhiều hơn nữa trong việc giúp đỡ Ukraine".

Hồi đầu tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nói chưa có quốc gia nào cung cấp cho Ukraine xe tăng phương Tây sản xuất và Đức cũng sẽ không phải nước đầu tiên làm điều này.

Trước sức ép từ Mỹ, Đức ngày 15/9 đã công bố thêm gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine, gồm hai hệ thống pháo phản lực MARS II kèm 200 đạn tên lửa dẫn đường GMLRS và 50 xe bọc thép chở quân Dingo.

Theo truyền thông Ukraine, Đức trước đây liên tục từ chối cung cấp cho Kiev các xe bọc thép Dingo, trong khi mới hỗ trợ Ukraine 3 bệ phóng tên lửa MARS II. Đức đã hứa cung cấp cho Ukranie các tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T SLM nhưng đến nay vẫn chưa chuyển giao.

Dingo là mẫu xe bọc thép cơ động do Đức sản xuất, có thể chở 4 tấn hàng hóa hoặc tối đa 8 binh sĩ. Mẫu xe bọc thép này chịu được sức công phá từ mìn, đạn súng trường và các mảnh đạn pháo cũng như có khoang kín ngăn khí độc. Quân đội Đức hiện sở hữu khoảng 500 xe bọc thép loại này.

Ukraine phản công: Tướng cấp cao Đức lên tiếng cảnh báo

Tổng thanh tra quân đội Đức – tướng Eberhard Zorn – cho rằng, Ukraine nên thận trọng khi mới đạt được một vài bước tiến bước đầu trong chiến dịch phản công quân đội...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN