Mỹ mắc bẫy Triều Tiên nếu đánh chặn tên lửa Hwasong-12?

Áp lực đang đè nặng lên vai các nhà hoạch định quân sự Mỹ sau khi Triều Tiên tiết lộ kế hoạch phóng 4 tên lửa đạn đạo Hwasong-12 hướng đến đảo Guam.

Mỹ mắc bẫy Triều Tiên nếu đánh chặn tên lửa Hwasong-12? - 1

Tên lửa đạn đạo Triều Tiên trong một lần phóng thử nghiệm.

Theo CNN, sau khi Triều Tiên công bố kế hoạch phóng tên lửa đe dọa căn cứ Mỹ trên đảo Guam, giới phân tích đã đưa ra những nhận định về khả năng đối phó của Mỹ.

Adam Mount, một chuyên gia người Mỹ nói trên CNN rằng, về lý thuyết, quân đội Mỹ hoàn toàn có thể dùng hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) hoặc Aegis để đánh chặn tên lửa triều tiên.

“Nếu Triều Tiên khai hỏa nhưng cố tình để tên lửa rơi xuống biển gần Guam, tôi không dám chắc liệu quân đội có quyết định đánh chặn hay không. Điều này có thể tương đương với hành động tuyên chiến”, ông Mount nói.

Theo luật pháp quốc tế, nếu tên lửa Triều Tiên rơi xuống vùng biển cách đảo Guam 40km thì nó chỉ hạ cánh xuống vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ, không vi phạm lãnh hải. Điều này giống như các vụ thử tên lửa Triều tiên rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Bruce Bennett, chuyên gia quốc phòng tại Tập đoàn RAND nói rằng, quyết định có phóng tên lửa đánh chặn hay không vẫn thuộc về Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mỹ mắc bẫy Triều Tiên nếu đánh chặn tên lửa Hwasong-12? - 2

Hệ thống phòng thủ tâm cao giai đoạn cuối (THAAD).

“Đây vẫn là hệ thống thử nghiệm, nó có thể đánh trúng hoặc trượt. Không ai có thể biết chắc chuyện gì xảy ra”, ông Bennett nói.

Ông Mount cho rằng, Mỹ cố gắng phóng tên lửa đánh chặn có thể chính là điều mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mong muốn. Bởi chỉ cần đánh chặn trượt một lần thôi cũng sẽ trở thành thất bại ê chề.

Theo CNN, Mỹ hiện có hai lựa chọn phòng thủ ở Guam. THAAD đã có mặt trên đảo Guam và hệ thống này sẽ có trách nhiệm phóng tên lửa ngăn chặn.

Nhưng tầm bắn của THAAD chỉ khoảng 200km, trong bối cảnh tên lửa Triều Tiên lao đến gần, lực lượng Mỹ đóng trên đảo Guam sẽ phải chịu nhiều áp lực.

Bên cạnh đó, Mỹ có thể điều tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis từ Nhật Bản đến Guam. Hệ thống này đủ sức đánh chặn từ xa, trước khi tên lửa đạn đạo quay trở lại bầu khí quyển.

Mỹ mắc bẫy Triều Tiên nếu đánh chặn tên lửa Hwasong-12? - 3

Cơ chế hoạt động của hệ thống phòng thủ Aegis gắn trên tàu chiến Mỹ.

Theo giáo sư Carl Schuster, một tàu khu trục Aegis đủ sức đánh chặn hai tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng phóng 4 tên lửa như kế hoạch, Mỹ sẽ cần đến hai tàu để phòng thủ.

Nhưng dù thế nào, một khi tên lửa Triều Tiên phóng đi, áp lực sẽ đè nặng lên vai người Mỹ.

Bởi nguy cơ rủi ro là rất cao, đặc biệt trong bối cảnh Triều Tiên có thể chỉ phóng tên lửa rơi xuống vùng biển gần đảo Guam.

“Triều Tiên đã tính toán kỹ khí nhắc đến việc phóng 4 tên lửa, điều này khiến cho các nhà hoạch định chiến lược Mỹ đau đầu”, ông Mount nói.

Chỉ cần một tên lửa vượt qua hai lớp phòng thủ, dù có đánh trúng đảo Guam hay không, Triều Tiên vẫn coi đây là chiến thắng. Ngược lại, Mỹ sẽ khiến các đồng minh ngờ vực.

“Đánh chặn tên lửa thất bại đồng nghĩa rằng Mỹ đã cho cả thế giới thấy THAAD không phải hoàn hảo. THAAD hiện nay vẫn đang duy trì hiệu suất đánh chặn 100%”, ông Mount giải thích.

Chuyên gia nhận định sốc về tên lửa hủy diệt của Triều Tiên

Một chuyên gia quân sự nhận định hai lần thử tên lửa của Triều Tiên hồi tháng trước có thể chỉ là chiến thuật đánh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN