Mỹ: Loài xâm lấn từ Trung Quốc phá môi trường tự nhiên, New York khuyên dân bắt cho vào tủ lạnh

Sự kiện: Tin tức Mỹ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Một loài cua xâm lấn có nguồn gốc từ Trung Quốc, nổi tiếng là sinh vật gây hại cho ngư dân và làm tắc nghẽn hệ thống làm mát của các nhà máy điện, hiện đang xâm chiếm môi trường tự nhiên ở New York, Mỹ.

Cua đồng Trung Quốc là một trong những sinh vật xâm lấn gây hại môi trường tự nhiên ở Bắc Mỹ.

Cua đồng Trung Quốc là một trong những sinh vật xâm lấn gây hại môi trường tự nhiên ở Bắc Mỹ.

Theo Daily Mail, Sở Bảo tồn Môi trường New York (NYDEC) gần đây đã ban hành cảnh báo về cua Mitten, loài cua nổi tiếng với bộ càng có lông. NYDEC kêu gọi người dân tìm bắt, cho vào tủ đông lạnh và thông báo với nhà chức trác địa phương.

Cua Mitten còn được gọi biết đến với tên gọi cua đồng Trung Quốc, là loài cua nước ngọt thuộc hệ cua đồng, có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Chúng du nhập vào châu Âu, Bắc Mỹ và bị coi là loài xâm lấn nguy hiểm.

Nhà chức trách New York cho biết, loài cua này được nhìn thấy dọc sông Hudson, sông Nissequogue và vùng cửa sông Long Island Sound. Trong quá khứ, cua đồng Trung Quốc từng xuất hiện tràn ngập ở San Francisco, Vịnh Chesapeake và thậm chí là sông Thames ở London, Anh.

Các nhà khoa học biển ở Mỹ đã nêu mối lo ngại về việc loài sinh vật xâm lấn này có thể lấn át nhiều loài địa phương và làm thay đổi chuỗi thức ăn.

"Những con cua này di chuyển giữa vùng nước lợ và vùng biển. Chúng có khả năng phá vỡ hệ sinh thái địa phương bằng cách lấn át và cạnh tranh môi trường sống với các sinh vật bản địa", các nhà bảo tồn nói, theo Daily Mail.

Loài cua này có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, lấn át các sinh vật bản địa.

Loài cua này có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, lấn át các sinh vật bản địa.

NYDEC mô tả cua đồng Trung Quốc, sinh vật bản địa ở Đông Á, là loài săn mồi đáng lo ngại vì chúng có khả năng thay đổi toàn bộ hệ sinh thái bằng cách "ăn trứng cá bản địa và các sinh vật không xương sống".

Kỹ thuật đào hang của loài cua này "gây bất ổn định cho các khu vực bờ sông, làm gia tăng xói mòn, từ đó tăng nguy cơ lũ lụt và thu hẹp môi trường sống".

Cua đồng Trung Quốc có màu nâu nhạt hoặc màu ô liu. Càng của chúng chỉ phát triển mạnh ở độ tuổi trưởng thành. Những con cua trưởng thành có đôi càng to với các mảng lông màu nâu.

Loài cua này có thể phát triển chiều dài từ 3 -10cm, kích thước phần thân lớn bằng lòng bàn tay người và tuổi thọ lên tới 7 năm. Chúng sống chủ yếu ở vùng nước ngọt và chỉ quay về biển khi sinh sản.

Các tàu đánh bắt tôm thương mại đã đưa loài cua này vào Mỹ kể từ năm 1992. Nơi cua đồng Trung Quốc thiết lập quần thể sinh sống đầu tiên là ở vịnh San Francisco.

Vì chúng là một món ngon ở Châu Á nên loài cua này được đem bày bán trái phép tại các chợ ở Los Angeles và San Francisco. Mỹ không cho phép nhập khẩu hay bán loài cua này kể cả với mục đích làm thực phẩm. Cua đồng Trung Quốc lần đầu được phát hiện ở New York vào năm 2007 tại khu vực sông Hudson.

Cua đồng Trung Quốc có thể phát triển chiều dài tới 10cm.

Cua đồng Trung Quốc có thể phát triển chiều dài tới 10cm.

NYDEC khuyến cáo người dân New York về việc kiểm tra kỹ tàu thuyền, những phương tiện ở gần vùng nước ngọt vì là nơi cua đồng Trung Quốc có thể ẩn náu.

Các cơ quan bảo tồn ở bang New York cũng kêu gọi người dân tách cua đồng Trung Quốc khỏi môi trường sống, đem đông lạnh để các nhà nghiên cứu phân tích.

"Cần đảm bảo chụp ảnh con cua và đánh dấu lại vị trí phát hiện", NYDEC cho biết. Người dân cũng có thể thông báo với nhà chức trách thông qua Cục bảo vệ sức khỏe hệ sinh thái và ngăn ngừa các loài xâm lấn.

"Hãy ghi nhớ, không bao giờ được thả bất kỳ động, thực vật nào khôngphải loài bản địa vào môi trường tự nhiên", NYDEC khuyến cáo.

Chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc cảnh báo, nếu không kịp thời nhổ bỏ toàn bộ, loài cây mệnh danh “sát thủ vàng” có nguồn gốc từ Canada này sẽ gây họa lớn đối với ngành nông nghiệp của quốc gia tỷ dân. Vào mùa sinh sản, mỗi cây “sát thủ vàng” có thể rụng tới 20.000 hạt, khiến nông dân nhổ cây con “mỏi tay không hết”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MINH AN - Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN