Mỹ hướng đến nguồn đất hiếm dồi dào ngay cạnh Trung Quốc
Thủ tướng Mông Cổ vừa có chuyến công du nước Mỹ để bàn về việc đôi bên hợp tác trong lĩnh vực khai thác và xuất khẩu đất hiếm.
Reuters dẫn lời Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai cho biết tại cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ở Washington hôm 2-8, đôi bên đã bàn về việc hợp tác trong lĩnh vực khai thác đất hiếm và các khoáng sản khác ứng dụng cho lĩnh vực công nghệ cao.
Nằm giữa hai nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Nga, Mông Cổ có trữ lượng đồng và nhiều loại đất hiếm dồi dào, rất quan trọng đối với các ứng dụng công nghệ cao, bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng cũng như chiến lược phát triển ô tô điện và các loại năng lượng tái tạo. Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn điện khí hóa thị trường ô tô để giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Trang mạng khoa học Mỹ Scientific American cho hay hiện tại Mông Cổ sản xuất khoảng 1,4% đồng và 1% molybdenum của thế giới. Molybdenum là một khoáng chất cần cho sản xuất pin mặt trời và công nghệ điện gió.
Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai vừa có cuộc gặp gặp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Washington. Ảnh: REUTERS
"Hợp tác với Mỹ về đất hiếm và khoáng sản quan trọng đang diễn ra và sẽ được tăng cường hơn nữa theo một biên bản ghi nhớ được ký vào tháng 6 vừa qua giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Khai mỏ và Công nghiệp nặng Mông Cổ" – Thủ tướng Oyun-Erdene Luvsannamsrai cho hay.
Tới ngày 4-8, người đứng đầu chính phủ Mông Cổ đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Tại cuộc gặp đôi bên đã ký thỏa thuận hàng không dân dụng "Bầu trời mở" và cam kết hợp tác kinh tế sâu, rộng hơn nữa. Dự kiến, Mông Cổ sẽ có đường bay thẳng đến Mỹ vào năm 2024.
Tương tự với phát biểu của thủ tướng Mông Cổ, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết Mỹ bằng "những cách sáng tạo", Mỹ có thể giúp Mông Cổ xuất khẩu đất hiếm ra thị trường thế giới.
"Mỹ rất muốn đảm bảo các nguồn cung đất hiếm ngoài đối thủ chính là Trung Quốc, quốc gia chiếm 70% sản lượng đất hiếm thế giới năm 2022" – Reuters bình luận.
Mỹ hướng đến nguồn đất hiếm dồi dào ngay cạnh Trung Quốc
Đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng, hàng không vũ trụ, điện tử, cơ khí, công nghiệp hóa chất, luyện kim, công nghệ thông tin, hạt nhân, năng...
Nguồn: [Link nguồn]