Mỹ hồi sinh siêu thiết giáp hạm đối phó Nga-Trung Quốc?
Thiết giáp hạm khổng lồ chạy bằng năng lượng hạt nhân, sở hữu trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất như pháo điện từ, súng laser, tên lửa hành trình có thể sẽ làm thay đổi cán cân quân sự thế giới trong tương lai.
Thiết giáp hạm lớp Iowa khai hỏa pháo hạm.
Theo National Interests, trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, thiết giáp hạm đã thể hiện sự thống trị trên biển nhờ khả năng khai hỏa từ cách xa hàng chục km nhưng lại rất khó bị đánh chìm.
Tiến sĩ Robert Farley thuộc Học viện Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson (Mỹ) nhận định, trong bối cảnh cả Nga và Trung Quốc đang bắt đầu những dự án chế tạo các chiến hạm mới, Mỹ có thể sẽ phải có biện pháp đáp trả.
Nhược điểm của thiết giáp hạm
Thiết giáp hạm xuất hiện khi hải quân các cường quốc đòi hỏi một chiến hạm đủ lớn để hứng chịu loạt đạn pháo của đối phương, nhưng cũng được trang bị sức mạnh đáng kể để khai hỏa đáp trả.
Trong đội hình tác chiến trên biển, thiết giáp hạm cũng sẽ đóng vai trò phòng vệ cho các tàu chiến nhỏ hơn, thậm chí cả tàu sân bay.
Thiết giáp hạm hiện đại đầu tiên xuất hiện trong giai đoạn năm 1890, với chiến hạm lớp Sovereign có lượng giãn nước 15.000 tấn, trang bị hai khẩu pháo hạng nặng và giáp dày bằng thép.
Các cường quốc trên thế giới sau đó đã tự sản xuất thiết giáp hạm của riêng mình với chiến lược,mở rộng kích thước con tàu, đồng nghĩa với tăng khả năng sống sót và trang bị được pháo hạm mạnh mẽ hơn.
Nhưng khi thế giới bước vào kỷ nguyên của máy bay và tên lửa, kích thước không còn là yếu tố quan trọng giúp tăng khả năng sống sót cho tàu chiến.
Thiết giáp hạm từng là niềm tự hào của hải quân các cường quốc thế giới.
Thậm chí, những thiết giáp hạm khổng lồ, di chuyển nặng nề lại trở thành mồi ngon cho các máy bay thả ngư lôi. Các thiết giáp hạm mạnh mẽ nhất trong Thế chiến 2 cũng phải khuất phục trước đợt tấn công bởi máy bay và tàu ngầm.
Nhưng triết lý này vẫn đúng với tàu sân bay, mở rộng kích thước tàu sân bay đồng nghĩa với khả năng mang theo nhiều máy bay hơn, cải thiện đáng kể số lượng máy bay cất cánh đồng thời trên đường băng ngắn.
Đó là lý do Mỹ tiêu tốn hơn 17 tỷ USD để chế tạo lớp tàu sân bay khổng lồ USS Gerald R. Ford.
Trong khi đó, các tàu chiến hiện đại ngày nay chỉ có kích thước bằng một phần tư thiết giáp hạm trong Thế chiến 2.
Sau Thế chiến 2, các chuyên gia quân sự đã tranh luận về khả năng lớp giáp dày của thiết giáp hạm có thể chống được tên lửa hành trình. Về lý thuyết, tên lửa hành trình có sức xuyên phá còn kém hơn cả những khẩu pháo uy lực nhất, nhưng đổi lại là khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao nhất.
Nhưng thách thức lớn nhất với các thiết giáp hạm vẫn là đợt tấn công từ dưới nước. Ngư lôi vẫn là mối đe dọa mà ngay cả các chiến hạm bọc thép dày nhất vẫn có khả năng bị đánh chìm.
Làn sóng mới bắt đầu trong giai đoạn năm 1970, khi Liên Xô chế tạo tàu tuần dương hạng nặng lớp Kirov, phiên bản lai giữa thiết giáp hạm và tàu chiến thông thường.
Hải quân Mỹ đáp trả bằng việc nâng cấp 4 thiết giáp hạm lớp Iowa, giúp cho các tàu này có khả năng phóng tên lửa hành trình. Nhưng chúng cũng đã ngừng hoạt động kể từ năm 1992.
Sự trở lại của siêu thiết giáp hạm khổng lồ?
Thiết giáp hạm Iowa có khai hỏa đồng thời ở cả hai hướng.
Gần đây, cả Nga và Trung Quốc đều bày tỏ tham vọng đóng tàu chiến cỡ lớn. Nga muốn đóng chiến hạm mới thay thế Kirov. Một trong số các lựa chọn là chiến hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân có lượng giãn nước 25.000 tấn.
Trung Quốc cũng đang đóng mới siêu tàu khu trục lớn nhất thế giới, kích thước ít nhất tương đương tàu khu vực USS Zumwalt của Mỹ.
Để đối trọng với Nga-Trung, viễn cảnh hải quân Mỹ hồi sinh thiết giáp hạm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo tác giả Faley, chiến hạm cỡ lớn vẫn có những ưu điểm nhất định. Tàu chiến to lớn có thể mang theo số lượng tên lửa lớn hơn nhiều, phù hợp cả trong mục đích phòng thủ và tấn công.
Bước tiến mới trong công nghệ pháo hạm (những khẩu pháo 155mm điều khiển tự động trên tàu Zumwalt) giúp cho thiết giáp hạm thế hệ mới bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và chính xác hơn.
Giới chuyên gia cũng kỳ vọng, siêu thiết giáp hạm mới của Mỹ sẽ được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại nhất như pháo điện từ, súng laser có thể chống tên lửa và máy bay đối phương.
Kích thước lớn đồng nghĩa với việc tàu được trang bị lò phản ứng hạt nhân lớn hơn, đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho các vũ khí của tương lai này.
Tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ lắp đặt trên thiết giáp hạm lớp Iowa.
Bên cạnh đó, bước tiến trong công nghệ điện năng cũng giúp thiết giáp hạm có thể sống sót tốt hơn trong môi trường tác chiến hiện đại. Hệ thống cảm biến, máy bay không người lái, tên lửa đánh chặn sẽ đảm bảo khả năng chống đỡ của thiết giáp hạm trong thời đại mới.
Tác giả Faley phân tích, đây là lúc mà thiết giáp hạm sẵn sàng trở lại vai trò giống như giai đoạn trước Thế chiến 2. Đó là vừa có thể tung ra đòn tấn công mạnh mẽ, vừa tự bảo vệ được mình tốt hơn các tàu chiến nhỏ hơn.
Dựa trên kết quả của việc nâng cấp khả năng phòng thủ, chống tên lửa cho xe tăng chiến đấu chủ lực, ông Faley tin tưởng rằng, quân đội Mỹ có thể làm điều tương tự đối với thiết giáp hạm.
Sự xuất hiện của các chiến hạm khổng lồ, với khả năng tự phòng vệ trước mối đe dọa từ tên lửa hành trình, ngư lôi, tên lửa đạn đạo sẽ là giải pháp phù hợp nhất mà Mỹ phải đối mặt trước chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc.
Trong khi các tàu chiến cỡ nhỏ hoàn toàn có thể bị tê liệt nếu trúng một quả tên lửa, chiến hạm cỡ lớn sẽ tiếp tục chiến đấu cũng như sóng sót trở về, ông Faley nhấn mạnh.
Một dự án chế tạo siêu chiến hạm khổng lồ chắc chắn sẽ rất tốn kém, nhưng tác giả Faley kỳ vọng, thiết giáp hạm thế hệ mới sẽ chứng minh tính hiệu quả hơn các dự án tiêu tốn hàng tỷ USD của Mỹ nhưng gây thất vọng như chiến đấu cơ F-35 hay tàu sân bay lớp Ford.
Thiết giáp hạm từng là biểu tượng hùng mạnh của hải quân các quốc gia trong thế kỷ 20 cho đến giai đoạn cuối Thế...