Mỹ hoàn tất rút quân, cuộc chiến từ trong lòng Taliban bắt đầu

Các vụ đánh bom bên ngoài sân bay Kabul ngày 26-8 đã cho thấy nhiều vấn đề lớn từ trong nội bộ Taliban.

Theo tờ The Norman Transcript, các vụ đánh bom kinh hoàng bên ngoài sân bay Kabul ngày 26-8, giết chết 13 quân nhân Mỹ và nhiều người Afghanistan đã cho thấy hai vấn đề lớn trong nội bộ Taliban.

Nội bộ chia rẽ

Có một trận chiến mới đang hình thành ở Afghanistan - trận chiến này nằm trong phong trào chính trị của Taliban. Một bên là các lãnh đạo cấp cao hiểu rằng tổ chức này rất cần sự trợ giúp của nước ngoài nếu họ muốn duy trì quyền lực lâu dài. Taliban sẽ mất hơn 3 tỉ USD hỗ trợ mỗi năm nếu tất cả viện trợ quốc tế bị rút lại.

Ngoài ra, Taliban không có quyền tiếp cận 9 tỉ USD trong dự trữ của ngân hàng trung ương Afghanistan, phần lớn do Mỹ và các tổ chức quốc tế quốc tế. Afghanistan cũng đang phải đối mặt với lạm phát phi mã.

Các chiến binh thuộc Tiểu đoàn Badri 313 - một lực lượng đặc biệt của Taliban. Ảnh: REUTERS

Các chiến binh thuộc Tiểu đoàn Badri 313 - một lực lượng đặc biệt của Taliban. Ảnh: REUTERS

Doanh thu từ 300 triệu đến 1,6 tỉ USD của Taliban từ việc buôn bán thuốc phiện sẽ không thể đáp ứng ngân sách hàng năm 5,5 tỉ USD của chính phủ, đặc biệt là khi lực lượng này phải đối mặt với một cuộc nổi dậy mới và tình trạng bất ổn ở nhiều khu vực của đất nước. Chính vì thế, việc tuân thủ các cam kết với quốc tế, nhất là về khía cạnh nhân quyền là điều rất cần thiết đối với Taliban. Nếu không, nhóm này sẽ không thể tồn tại. Trong bối cảnh đó, các thành viên Taliban cứng rắn hơn lại đang phá hủy hình ảnh ôn hòa mà các nhà lãnh đạo của nhóm đang xây dựng.

Các chiến binh cực đoan đã đánh đập và thậm chí là giết những người Afghanistan đang tìm cách rời khỏi đất nước. Liên Hợp Quốc cho biết nhiều tay súng Taliban đang đến từng nhà để tìm kiếm những người từng giúp sức cho Mỹ.

Hơn nữa, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K) - nhóm khủng bố chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công ở sân bay Kabul được cho là đã lôi kéo các thành viên Taliban vốn bất mãn với các cam kết của nhóm đối với quốc tế. 

Nếu nội bộ Taliban không thể thống nhất thì nguy cơ bị chặn các nguồn tài trợ là rất cao.

Có xu hướng bị cực đoan hóa

Giống như bất kỳ phong trào chính trị nào khác, Taliban từ lâu đã có nhiều phe phái khác nhau. Các nhà lãnh đạo cấp cao như Abdul Ghani Baradar - người giám sát các vấn đề chính trị của nhóm đã gặp Giám đốc CIA William Burns vào tuần trước.  Sau cuộc gặp, Taliban được yêu cầu phải đảm bảo sự cân bằng giữa các cử tri nam và nữ. Điều đó tạo ra những thách thức lớn, bởi vì các chiến binh cứng rắn của Taliban không muốn điều tiết. Từ quan điểm của họ, nhóm vừa giành được một chiến thắng to lớn trước cộng đồng quốc tế, một chiến thắng chứng tỏ sức mạnh tư tưởng của họ. Họ muốn quyết định và quản lý mọi việc theo nguyên tắc của chính mình, và muốn loại phụ nữ khỏi các vấn đề quan trọng. Người ta biết rất ít về cách tiếp cận của Baradar, nhưng Mohammad Yaqoob - chỉ huy quân sự và luật gia Abdul Hakim - người dẫn đầu nhóm đàm phán của nhóm ở Qatar, được cho là ủng hộ một cách tiếp cận mềm mỏng hơn.

Các chiến binh Taliban ở đường băng tại sân bay Kabul. Ảnh: REUTERS

Các chiến binh Taliban ở đường băng tại sân bay Kabul. Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, Sirajuddin Haqqani - một lãnh đạo khác của Taliban, người từ lâu phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc lại được đánh giá là cực đoan. Chỉ huy tối cao của Taliban - Haibatullah Akhundzada được cho là đã tách quyền kiểm soát quân đội giữa Yaqoob và Haqqani để ngăn chặn các xung đột. Điều gì xảy ra tiếp theo ở Afghanistan phụ thuộc vào ai chiếm đa số trong phong trào Taliban - các nhà lãnh đạo không thể đi ngược lại số đông mà không mạo hiểm mạng sống của chính họ. Nếu phe ôn hòa chiếm đa số, họ có thể từ từ kiềm chế những lạm dụng khủng khiếp mà chúng ta đang thấy và đàm phán với giới tinh hoa chính trị hiện có của đất nước để thành lập một chính phủ ổn định. Ngược lại, Taliban sẽ trở nên cực đoan, viện trợ nước ngoài sẽ biến mất, và nền kinh tế sẽ sụp đổ. Lực lượng dân quân địa phương sẽ nổi dậy để chống lại các nỗ lực tập trung quyền lực, như cách họ đã làm trong nhiều thế kỷ qua. Người dân Afghanistan hiện không còn như 20 năm trước. Khi những kẻ cực đoan muốn gây hấn, họ sẽ chống trả mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ thúc đẩy các thế lực bên ngoài bắt đầu các cuộc chiến mới ở đất nước. Có thể Taliban sẽ một lần nữa mất quyền kiểm soát ở Afghanistan.

Tướng Mỹ: Taliban ”gieo nhân nào gặt quả nấy” với IS

Kenneth F. McKenzie Jr., tướng Mỹ kiêm tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm, tuyên bố, với việc Mỹ đã rút toàn bộ binh sĩ khỏi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÁNH NHƯ ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN