Mỹ: Hawaii, Alaska lo tìm nơi trú ẩn tên lửa Triều Tiên

Hai khu vực này nằm hoàn toàn trong tầm tấn công của tên lửa đạn đạo Triều Tiên và chứa rất nhiều vũ khí, trung tâm chỉ huy quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Á.

Mỹ: Hawaii, Alaska lo tìm nơi trú ẩn tên lửa Triều Tiên - 1

Trực thăng chiến đấu bay trên đỉnh núi lửa ở Hawaii.

Tại đảo Hawaii hiện nay có một đường ngầm ở dưới miệng núi lửa Diamond Head, gần bờ biển Waikiki. Với nhiều người, đây là đường ngầm bỏ hoang nhưng với Gene Ward, nghị sĩ từ khu vực Honolulu thì đây là một “kho báu” không thể bỏ qua.

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của Triều Tiên, Gene tin rằng cần khôi phục đường ngầm này để dân cư Hawaii có chỗ trú ẩn nếu Bình Nhưỡng tấn công phủ đầu. “Chúng tôi đã được cảnh báo trước, nhưng chuông báo động hôm 4.7 khiến tất cả phải bật dậy khỏi giường”, Gene nói, đề cập tới vụ thử tên lửa đúng ngày Quốc khánh Mỹ.

Triều Tiên tuyên bố tên lửa mới bay cao 2.800 km trong khi các chuyên gia phương Tây nhận định nó có thể vươn cao hơn 8.000 km. Nếu đạt độ cao này, Hawaii và Alaska hoàn toàn nằm trong tầm tấn công của tên lửa Triều Tiên.

Những người Mỹ sinh sống ở lãnh nguyên tại Alaska hay đảo Hawaii có nhiều năm để sợ hãi trước tiến bộ phát triển tên lửa của Triều Tiên. Nhiều người hoài nghi trước khả năng thực sự của Bình Nhưỡng nhưng những thông tin gần đây khiến họ không thể thờ ơ.

Gene là một người theo đảng Cộng hòa, nói ông ủng hộ tái lập hiến pháp cho phép mở các boongke mà quân Mỹ từng sử dụng trước thời Trân Châu Cảng năm 1941. Những đường ngầm này là các boongke tự nhiên được đào sâu trong núi và được sử dụng thời Thế chiến 2.

Doly Homes, một cựu phi công Hải quân Mỹ đang sống ở Anchorage, Alaska vẫn tỏ vẻ bình thản khi chuông báo động tên lửa kêu lên hôm 4.7: “Quay trở lại giường và đừng lo lắng gì cả”. Homes nói rằng ông tin tưởng quân đội Mỹ có thể ngăn chặn bất kì cuộc tấn công nào. “Triều Tiên sẽ tự sát nếu dám bắn tên lửa vào đất Mỹ”, Homes nói.

Mỹ: Hawaii, Alaska lo tìm nơi trú ẩn tên lửa Triều Tiên - 2

Tàu ngầm tuần tra ở Hawaii, nơi đặt Trung tâm Chỉ huy Thái Bình Dương.

“Tôi nghĩ mọi chuyện vẫn ổn. Tôi trải qua những lớp huấn luyện khi bom hạt nhân được kích nổ thập niên 1950”, Homes nhắc lại thời kì Chiến tranh Lạnh, khi dân Mỹ được học các khóa huấn luyện đề phòng Liên Xô tấn công.

Tuần trước, Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ đề xuất chi 8,5 tỉ USD tài trợ cho Cơ quan Phòng thủ Tên lửa nhằm nâng cao hệ thống tự vệ không gian, khu vực và đất liền. Một phần trong số tiền này sẽ dùng để lắp đặt 28 tên lửa đánh chặn tại căn cứ Fort Greely, Alaska. Hệ thống tên lửa đánh chặn tầm trung mặt đất GMD sẽ được lắp vào cuối năm 2017 với số lượng 40 dàn.

Một số chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để lo ngại năng lực hạt nhân của Triều Tiên, nhất là khi phải mất khá nhiều thời gian nữa Bình Nhưỡng mới có thể đạt được tiến bộ nhiều hơn trong công nghệ thu nhỏ đầu đạn. Tuy nhiên, Denny Roy, chuyên gia cao cấp từ quỹ Trung tâm Đông-Tây ở Honolulu nói rằng mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều sau các diễn biến mới gần đây.

“Điều quan trọng là dân Mỹ ngày càng tin rằng Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ, dù lý thuyết hay thực tế khác xa nhau”, Roy nói. Người Hawaii cũng rất lo ngại bị Triều Tiên tấn công vì nơi đây đặt nhiều khí tài quân sự, trong đó Trung tâm Chỉ huy Thái Bình Dương đang đặt trên đảo.

“Tôi sẽ không xây boongke trú ẩn nhưng chắc chắn phải cảnh giác trong mọi tình huống”, Reece Bonham, 23 tuổi, quản lý chuỗi bán lẻ ở thành phố Kailua-Kona tại Hawaii, nói.

Tên lửa Triều Tiên mới bắn là loại ”chưa từng thấy”

Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết dữ liệu phân tích khẳng định tên lửa mới của Triều Tiên có tầm bắn khoảng 5.500...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN