Mỹ giáng đòn trừng phạt lên đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc

Hành động này nhằm vào cơ quan chủ chốt trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cũng như lãnh đạo của cơ quan này. Thế nhưng giới chức Mỹ nói rằng trừng phạt nhằm vào Nga chứ không có ý định gây tổn hại tới Bắc Kinh.

Chính phủ Mỹ đã áp đặt trừng phạt lên đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không của Nga. Washington nói rằng việc mua vũ khí của Cục phát triển thiết bị của Trung Quốc (EDD) thuộc Bộ Quốc phòng nước này đã vi phạm lệnh trừng phạt Nga của Mỹ có hiệu lực từ năm 2017.

Cả EDD và Giám đốc của cơ quan này Li Shangfu đều có tên trong lệnh trừng phạt đưa ra hôm 20-9 của Washington, với cáo buộc đã tham gia các giao dịch với công ty xuất khẩu vũ khí chính của Nga là Rosoboroexport.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, các lệnh trừng phạt này được đưa ra dựa trên Mục 231 về chống lại các kẻ thù của Mỹ thông qua Đạo luật Trừng phạt năm 2017 (CAATSA) về "tham gia các giao dịch đáng kể với các nhân vật trong Danh sách cụ thể".

"Những giao dịch này liên quan tới việc Nga chuyển giao các máy bay chiến đấu Su-35 và các thiết bị liên quan tới hệ thống tên lửa đất đối không S-400"- thông cáo nêu rõ.

Mỹ giáng đòn trừng phạt lên đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc - 1

Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Ảnh: SCMP

Mỹ giáng đòn trừng phạt lên đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc - 2

Trung Quốc đã nhận 10 máy bay chiến đấu Su-35 năm 2017. Ảnh: Reuters

Cũng theo đó, Trung Quốc đã nhận 10 máy bay chiến đấu Su-35 năm 2017 và những đợt đầu tiên của thiết bị liên quan tới hệ thống tên lửa đất đối không S-400 trong năm nay.

Mỹ giáng đòn trừng phạt lên đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc - 3

Trung Quốc đã những đợt đầu tiên của thiết bị liên quan tới hệ thống tên lửa đất đối không S-400 trong năm 2018. Ảnh: SCMP

Mỹ giáng đòn trừng phạt lên đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc - 4

Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga trong một cuộc diễu binh tại Quảng trường Đỏ. Ảnh: Reuters

Với lệnh trừng phạt mới được công bố, EDD sẽ bị cấm đăng ký xin giấy phép xuất khẩu cũng như tham gia vào các giao dịch ngoại thương theo luật của Mỹ, hoặc sử dụng hệ thống tài chính Mỹ. Đồng thời tài sản và các lợi ích của đơn vị này trong tầm kiểm soát của Mỹ sẽ bị phong tỏa.

Trong khi đó, lệnh trừng phạt áp đặt đối với ông Li cũng sẽ cấm ông này sử dụng hệ thống tài chính Mỹ và các giao dịch ngoại thương, phong tỏa bất cử tài sản và lợi ích nào của ông ta. Ông còn bị cấm sở hữu visa Mỹ.

Mỹ giáng đòn trừng phạt lên đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc - 5

Giám đốc EDD Li Shangfu bị cấm sử dụng hệ thống tài chính Mỹ và các giao dịch ngoại thương, phong tỏa bất cử tài sản và lợi ích nào của ông ta. Ông còn bị cấm sở hữu visa Mỹ. Ảnh: SCMP

"Mục 231 của CAATSA và những hành động hôm nay không nhằm làm suy yếu năng lực quân sự hay sự sẵn sàng chiến đấu của bất cứ quốc gia nào, mà chỉ đưa ra cái giá phải trả của Nga trong việc can thiệp và quá trình bầu cử Mỹ, hành vi không thể chấp nhận được của nước này ở Ukraine và những hành động thâm hiểm khác"- tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ. 

Đây là lần thứ hai trong vài tuần qua, Chính phủ Mỹ trừng phạt các thực thể liên quan tới Trung Quốc. Hôm 14-9, Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo trừng phạt chống lại các công ty phát triển ứng dụng và thiết kế web ở Trung Quốc do người Triều Tiên sở hữu và quản lý.

Trong khi đó, lệnh trừng phạt công bố hôm 20-9 được đưa ra từ Ngoại trưởng Mike Pompeo, tham vấn Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin và theo lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cũng trong ngày 21-9, Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng bổ sung vào danh sách trừng phạt 33 cá nhân và tổ chức liên quan tới quân đội và tình báo Nga.

Mỹ đã sẵn sàng đứng ra bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc?

Gần đây, Mỹ có nhiều động thái cho thấy rõ lập trường của nước này về quan hệ Đài Loan – Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Quyên ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN