Mỹ đưa số lượng tiêm kích tàng hình F-22 nhiều chưa từng thấy tới Ba Lan

Không quân Mỹ ở châu Âu ngày 4/8 ra thông báo tuyên bố 12 tiêm kích tàng hình F-22 đã hạ cánh tại một căn cứ không quân ở Lask, Ba Lan, quốc gia láng giềng Ukraine.

Mỹ đã đưa 12 tiêm kích tới căn cứ ở Ba Lan vào ngày 4/8.

Mỹ đã đưa 12 tiêm kích tới căn cứ ở Ba Lan vào ngày 4/8.

"12 chiến đấu cơ tàng hình F-22 thuộc Phi đoàn tiêm kích số 90 đã được huy động tới Căn cứ Không quân Chiến thuật số 32 ở Lask, Ba Lan, để hỗ trợ nhiệm vụ Lá chắn Đường không NATO”, tuyên bố của không quân Mỹ cho biết, theo The Drive.

Không quân Mỹ ở châu Âu nhấn mạnh rằng F-22 là mẫu tiêm kích tàng hình “không có đối thủ” và rất phù hợp cho sứ mệnh mới của NATO.

Lá chắn Đường không NATO là nhiệm vụ phòng thủ tập thể nhằm đối phó với “các hành động gây hấn tiềm tàng của Nga”, cũng như bảo vệ vùng trời của NATO ở rìa phía đông.

Theo The Drive, việc 12 tiêm kích tàng hình F-22 xuất hiện ở Ba Lan là điều chưa từng có tiền lệ. Trong quá khứ, Mỹ chỉ huy động nhiều nhất là 2 tiêm kích F-22 tới tham gia huấn luyện ở quốc gia láng giềng Ukraine.

Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ đưa tiêm kích tàng hình F-22 tới châu Âu kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Mỗi phi đoàn chiến đấu của Mỹ được trang bị 24 máy bay, đồng nghĩa với các tiêm kích F-22 tới Ba Lan đã chiếm một nửa số máy bay của Phi đoàn số 90.

“Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 được lựa chọn cho nhiệm vụ mới của NATO nhờ vào năng lực tấn công mạnh mẽ và khả năng sống sót cao trước các mối đe dọa ở cấp cao”, không quân Mỹ cho biết thêm.

Không quân Mỹ cho đến nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp tiêm kích F-22 nào bị đối phương bắn rơi trong giao tranh. Các sự cố rơi máy bay đều là trong quá trình huấn luyện hoặc do yếu tố môi trường.

So với mẫu tiêm kích F-35, F-22 mạnh hơn đáng kể vì được trang bị hai động cơ (F-35 chỉ có một động cơ). F-22 cũng được thiết kế chuyên cho các nhiệm vụ không chiến, còn F-35 là mẫu tiêm kích đa năng.

Theo The Drive, ngoài 12 tiêm kích F-22, không quân Mỹ hiện có 8 chiến đấu cơ F-15E ở Lask, Ba Lan và 6 máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 Stratotankers ở căn cứ không quân Ramstein, Đức, sẵn sàng cho nhiệm vụ Lá chắn Đường không NATO.

Sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình F-22 ở sát Ukraine được cho là lời cảnh báo mạnh mẽ nhất mà Mỹ gửi đến Nga, The Drive nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Giải mật điều chưa từng biết về 'chim ăn thịt' F-22

Mỹ cấm xuất khẩu tiêm kích F-22 Raptor vì lo công nghệ nhạy cảm rơi vào tay đối thủ. Dù vậy, Mỹ cũng từng phác thảo một phiên bản F-22 xuất khẩu với giá cao ngất ngưỡng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Drive ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN