Mỹ đưa 2 hệ thống HIMARS tới quốc gia đồng minh NATO giáp Nga

Quân đội Mỹ ngày 26/9 đã đưa các hệ thống pháo phản lực tầm xa HIMARS tới Latvia, tuyên bố từ Lầu Năm Góc cho biết. Latvia là quốc gia thành viên NATO có đường biên giới chung với Nga.

Pháo phản lực tầm xa HIMARS tham gia một cuộc tập trận ở Latvia năm 2021.

Pháo phản lực tầm xa HIMARS tham gia một cuộc tập trận ở Latvia năm 2021.

Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu và châu Phi ngày 26/9 thông báo đã đưa hai hệ thống HIMARS và hàng chục binh sĩ tới quốc gia vùng Baltic, theo tờ Stars and Stripes, ấn phẩm trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.

Báo Mỹ mô tả đây là động thái nhằm răn đe Nga và thể hiện sự sát cánh của Mỹ với quốc gia đồng minh NATO đang có những lo ngại về an ninh sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022.

Đại tá Richard Ikena, chỉ huy đơn vị pháo binh vận hành hệ thống HIMARS thuộc Sư đoàn Pháo binh số 1, nói hoạt động này thể hiện sự sẵn sàng triển khai của "quân đội Mỹ tại bất cứ địa điểm nào trên mặt trận châu Âu".

Hệ thống HIMARS được Mỹ đưa vào biên chế quân đội từ năm 2005. HIMARS đem đến khái niệm mới, xóa nhòa ranh giới giữa rocket sử dụng trong các hệ thống pháo phản lực đơn thuần và tên lửa dẫn đường.

Mỹ củng cố năng lực điều động khẩn cấp bằng cách đưa hai hệ thống HIMARS tới Latvia.

Mỹ củng cố năng lực điều động khẩn cấp bằng cách đưa hai hệ thống HIMARS tới Latvia.

Đầu đạn của HIMARS nặng hơn đáng kể so với các mẫu rocket thông thường, tầm bắn 80km với độ chính xác gần như tuyệt đối. Hệ thống HIMARS được mệnh danh là "vũ khí thay đổi cuộc chơi" khi giúp Ukraine đạt bước tiến trong các đợt phản công gần đây.

Theo báo Mỹ, đơn vị pháo binh hiện diện ở Latvia nằm trong hàng ngũ lực lượng bổ sung được Mỹ tăng viện tới Đức kể từ tháng 2 năm nay.

Máy bay vận tải C-130 của Mỹ đã đưa nhóm binh sĩ Mỹ cùng hai hệ thống HIMARS tới hai địa điểm không xác định nhằm gia tăng năng lực phòng thủ cho đồng minh.

Động thái này tương tự các nỗ lực hoạt động đặc biệt gần đây của quân đội Mỹ và các chiến dịch đặc biệt ở châu Âu trong hai năm qua, nhấn mạnh đến việc điều động các đơn vị pháo binh tới các địa điểm chiến lược trong thời gian ngắn.

 Trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, Mỹ vẫn coi việc duy trì năng lực điều động khẩn cấp các hệ thống pháo tầm xa ở châu Âu là ưu tiên hàng đầu, tương tự như thời Chiến tranh Lạnh khi Mỹ gia cố các vị trí phòng thủ của NATO ở sườn đông giáp biên giới Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiết lộ cách Mỹ giám sát, hỗ trợ hệ thống HIMARS chiến đấu ở Ukraine

Tại khu vực biên giới Ba Lan - Ukraine, nơi các vũ khí Mỹ cung cấp được chuyển cho đồng minh, một nhóm 55 binh sĩ Mỹ và phiên dịch viên liên tục được cập nhật tình trạng vũ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Stars and Stripes ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN