Mỹ dọa trừng phạt nặng đồng minh, Ả Rập Saudi sẵn sàng quay lưng?

Các nhà phân tích nhận định, Ả Rập Saudi nhiều khả năng sẽ phản kháng mạnh với bất cứ lệnh trừng phạt nào của Mỹ, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã đưa ra "cảnh báo hậu quả" rằng ông sẽ "xem xét lại" quan hệ đồng minh của Mỹ với vương quốc dầu mỏ hàng đầu Trung Đông.

Quan hệ giứa Ả Rập Saudi và Mỹ hiện đang hết sức căng thẳng.

Quan hệ giứa Ả Rập Saudi và Mỹ hiện đang hết sức căng thẳng.

Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ những phản ứng của Ả Rập Saudi nếu như Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt với đồng minh, theo SCMP.

"Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Ả Rập Saudi có nghĩa là Trung Quốc sẽ có thêm cơ hội thúc đẩy quan hệ với vương quốc dầu mỏ hàng đầu thế giới", Kristin Diwan, chuyên gia tại Viện các quốc gia vùng Vịnh ở Washington (Mỹ), nhận định. "Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những rủi ro".

Sự suy giảm niềm tin sâu sắc trong quan hệ giữa Riyadh và Washington có thể gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác ở châu Á, những quốc gia phụ thuộc vào lực lượng quân sự hùng hậu của Mỹ ở Trung Đông để bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng từ vùng Vịnh.

Hồi đầu tháng này, Ả Rập Saudi và các quốc gia trong nhóm OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô ở mức 2 triệu thùng/ngày, đi ngược lại mong muốn của Mỹ. Washington muốn OPEC+ duy trì nguồn cung dồi dào để giúp giảm giá dầu và giảm bớt lợi nhuận mà Nga thu được từ năng lượng.

Hôm 11/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden "cảnh báo hậu quả" với Ả Rập Saudi và tuyên bố sẽ "xem xét lại quan hệ" với nước đồng minh Trung Đông.

Theo các nhà phân tích, Ả Rập Saudi và các nước đồng minh Trung Đông nhiều khả năng sẽ phản ứng mạnh trong trường hợp Mỹ áp đặt trừng phạt.

"Ả Rập Saudi đã nêu rõ rằng quyết định cắt giảm sản lượng dựa trên lợi ích kinh tế của nước này, không phục vụ lợi ích chính trị của Mỹ. Mỹ cương quyết trừng phạt chỉ dẫn đến sự phản kháng mạnh từ đồng minh", Dave DesRoches, giáo sư tại Đại học Quốc phòng Mỹ ở Washington, nói.

Các nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ hiện đang cân nhắc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí kéo dài một năm với Ả Rập Saudi và ban hành thêm các dự luật đối phó OPEC.

Tuy nhiên, một số nghị sĩ khác bày tỏ lo ngại về khả năng Ả Rập Saudi sẽ ngày càng thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối thủ cạnh tranh của Mỹ như Nga và Trung Quốc.

Adam Smith, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, nói trên CNN: “Chúng ta sẽ chỉ ngày càng thấy Ả Rập Saudi ngả về phía Nga và Trung Quốc".

"Điều đó liệu có phục vụ lợi ích của Mỹ? Vấn đề không đơn giản là chúng ta nói không hài lòng với cách hành xử của đồng minh và cắt quan hệ, rằng mọi thứ sau đó vẫn ổn. Thực tế là mối quan hệ phức tạp hơn rất nhiều", ông Smith nói.

Ả Rập Saudi từng mua các hệ thống pháo tự hành PLZ-45A4 do Trung Quốc sản xuất.

Ả Rập Saudi từng mua các hệ thống pháo tự hành PLZ-45A4 do Trung Quốc sản xuất.

Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal và Hạ nghị sĩ Ro Khanna, hai nhân vật khởi xướng dự luật cấm vận vũ khí đối với Ả Rập Saudi, cho rằng động thái này sẽ càng khiến vương quốc phụ thuộc hơn vào Mỹ nếu muốn đối phó các mối đe dọa từ Iran và phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn.

Nhưng một nhà bình luận Ả Rập Saudi có mối quan hệ thân cận với Thái tử Mohammed bin Salman (MbS), nói các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ chỉ gây phản tác dụng.

"Ả Rập Saudi đã và đang thiết lập thỏa thuận chuyển giao công nghệ và mua bán vũ khí với Nga, Trung Quốc. Mỹ trừng phạt sẽ chỉ khiến chúng tôi đẩy nhanh quá trình này", nhà bình luận Ali Shihabi nói.

Bên cạnh đó, Ả Rập Saudi cũng có mối quan hệ quân sự với các đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp và nhiều nước khác - trong đó có các quốc gia sẵn sàng chuyển giao công nghệ, ông Shihabi nói thêm.

Thế mạnh của Ả Rập Saudi là trữ lượng dầu mỏ khổng lồ hàng đầu thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm nay dự đoán Ả Rập Saudi đạt mức tăng trưởng hơn 10%, cao hơn bất cứ quốc gia nào khác.

Nguồn thu từ dầu mỏ giúp Ả Rập Saudi sẵn sàng trao các hợp đồng quân sự giá trị lớn cho Trung Quốc, đặc biệt là tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái - hai vũ khí mà Ả Rập Saudi rất cần sở hữu, nhưng Mỹ từ chối bán.

"Nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trừng phạt cứng rắn, Ả Rập Saudi có thể thúc đẩy đàm phán cấp cao với Trung Quốc, công khai mua một số vũ khí, ví dụ như mua thêm đạn pháo Norinco 155mm", chuyên gia Dave DesRoches nói Ả Rập Saudi đã mua các hệ thống pháo tự hành PLZ45A4 từ Trung Quốc.

Ông DesRoches cũng cho rằng, Ả Rập Saudi đã đầu tư sâu rộng vào mối quan hệ quân sự với Mỹ và "điều này không thể sớm thay đổi chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ".

"Theo dự đoán của tôi, trong 6 tháng tới, các quan chức quân đội Mỹ vẫn sẽ khẳng định rằng quan hệ hợp tác quân sự với Ả Rập Saudi được duy trì mạnh mẽ", ông DesRoche nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

WSJ: Ả Rập Saudi phớt lờ lời cảnh báo của Mỹ, hé lộ mâu thuẫn sâu sắc

Vài ngày trước khi nhóm OPEC+ thông báo cắt giảm mạnh sản lượng khai thác, quan chức Mỹ đã gửi lời cảnh báo khẩn tới Ả Rập Saudi và các cường quốc sản xuất dầu ở Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - SCMP ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN