Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ “ảnh hưởng độc địa” của Nga tại Châu Âu

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) mới đây đã công bố chiến lược mới nhằm "giải phóng các đồng minh Mỹ tại Châu Âu" khỏi cái gọi là “xiềng xích” của Nga.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ “ảnh hưởng độc địa” của Nga tại Châu Âu - 1

Mỹ vừa công bố kế hoạch phòng chống "ảnh hưởng độc địa" của Nga đối với Châu Âu.

Cụ thể, kế hoạch này có tên là “Cơ cấu Phòng chống Ảnh hưởng Độc địa của Kremlin” (CMKI) và được cơ quan này công bố vào ngày 5/7. Ba mục tiêu chính được nêu ra đó là: giúp các quốc gia Châu Âu bảo vệ thể chế chính trị của mình khỏi những hành vi can thiệp từ bên ngoài, chống lại các hình thức tung thông tin giả, và giảm bớt sự lệ thuộc của Châu Âu đối với năng lượng Nga.

Nhằm giúp các nước Châu Âu, trong đó có Ukraine, thoát khỏi sự “kìm kẹp” của Nga, Mỹ sẽ đầu tư hàng triệu USD tiền mặt cho truyền thông ở các quốc gia này để đảm bảo rằng các kênh thông tin này thực sự “độc lập”.

“Nhờ có nguồn tài trợ của USAID, 11 đối tác truyền thông ở các quốc gia Bosnia, Kosovo, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia đang có một lượng khán giả ngày càng tăng, lợi nhuận đến từ nhiều nguồn và nâng cao sự hiện diện của mình hơn nữa”, cơ quan này cho biết.

Bên cạnh việc cung cấp tài chính, USAID cũng đưa ra những công cụ nhằm phòng chống “tin tức giả”, ví dụ như “Phòng tin tức Lưu động” mà họ thành lập ở Moldova để thực hiện “các hoạt động phân tích và áp dụng công nghệ trên mạng xã hội để nhận diện thông tin giả”.

Tuy nhiên các hình thức kiểm chứng thông tin của Mỹ đã từng cho thấy sự thiếu hiệu quả của mình trong quá khứ. Vào tháng 5 vừa qua, Viện Nghiên cứu Truyền thông Poynter của Mỹ, tổ chức thiết lập Mạng lưới Kiểm tra Thông tin Quốc tế (IFCN) cho Facebook đã buộc phải rút lại danh sách của “những nguồn tin không đáng tin cậy” sau khi hệ thống này cũng bị phát hiện có lỗi.

Ngoài ra, để nâng cao tính độc lập kinh tế của các nước Châu Âu, USAID cũng có kế hoạch “loại bỏ những rào cản thiếu hiệu quả đối với các doanh nghiệp tư nhân và các hoạt động thị trường tự do”, đồng thời “tăng cường sự hội nhập với các nền kinh tế phương Tây và mở ra những thị trường mới cho các doanh nghiệp Mỹ”.

Không chỉ có vậy, kế hoạch của USAID cũng cáo buộc Nga có những hành động “gây hại” nhằm cản trở nền dân chủ Châu Âu, đồng thời đề cao những nỗ lực “hỗ trợ dân chủ và thiết lập trị an ở Ukraine” bằng việc cung cấp 2,7 triệu USD vào nhiều tổ chức ở nước này cũng như trang bị các hệ thống an ninh mạng nhằm bảo vệ các hoạt động bầu cử.

Nếu bị Nga tấn công hạt nhân, Mỹ đáp trả như thế nào?

Chiến đấu cơ F-35 cùng oanh tạc cơ B-2 vần vũ trên không, tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân và khu trục hạm hải quân tả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Tuấn (lược dịch) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN