Mỹ có thể chống lại Huawei từ 5 năm trước, nhưng vì sao "đình chiến" xong với TQ mới ra tay?
Rất nhiều công ty cả của Mỹ và Trung Quốc vi phạm, nhưng tại sao Washington lại chỉ bắt giữ CFO của Huawei? Và tại sao Mỹ lại hành động vào thời điểm này? Tất cả phải chăn là vì Huawei quá đen đủi?
"Đế chế" Huawei của Nhậm Chính Phi có thể sẽ lụi tàn khi rơi vào tầm ngắm của Mỹ.
Bất cứ ai cũng nghĩ rằng thỏa thuận tại hội nghị G-20 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc đình chỉ các đòn áp thuế mới đã báo hiệu cho sự xuống thang của cuộc chiến thương mại hai nước.
Nhưng trong một động thái bất ngờ vào ngày 1/12, Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu của tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei đã bị bắt tại sân bay Vancouver, Canada theo yêu cầu của chính quyền Mỹ vì nghi ngờ cố tình lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Khi tin tức về vụ bắt giữ bị rò rỉ, nó đã gây ra sự phẫn nộ đối với người Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa đã tố cáo việc giam giữ bà Mạnh với cáo buộc làm tổn hại nghiêm trọng đến nhân quyền và cam kết thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc.
Những tuyên bố hùng hồn được Trung Quốc đưa ra đã khiến căng thẳng với Mỹ càng thêm nóng bỏng. Tuy nhiên cho đến hiện tại, phía Bắc Kinh chưa có hành động cụ thể để giúp quan chức cấp cao của Huawei được trả tự do, giữa lúc có thông tin cho rằng Mỹ đang chuẩn bị các thủ tục dẫn độ bà Mạnh.
Điều này đã khiến một số quan điểm nghi ngờ rằng, rất có thể chính quyền Bắc Kinh cũng không dám khẳng định rằng vụ bắt giữ này là không chính đáng. Trên thực tế, những cáo buộc về việc lách luật trừng phạt của Huawei - và cụ thể là những nghi ngờ về bà Mạnh Vãn Châu không phải là những điều quá mới mẻ.
Năm 2012, ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ đã công bố kết quả điều tra về Huawei. Ủy ban này đã mở rộng mạng lưới điều tra, thậm chí là có các cuộc phỏng vấn với hai nhà báo của tờ South China Morning Post về cách quản trị và công việc kinh doanh của Huawei.
ZTE cũng bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ, tuy nhiên công ty này không phải hứng chịu những hậu quả nặng nề.
Trong đó, công ty Trung Quốc bị chỉ trích vì đã từ chối trả lời các câu hỏi về hoạt động của họ ở Iran và không thể hiện sự tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Sau đó vào năm 2013, báo cáo của Reuters cho biết, một công ty con của Huawei mà bà Mạnh là Giám đốc, đã cố gắng bán thiết bị viễn thông của Hewlett Packard sản xuất cho Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, điều mà Reuters đã không báo cáo ngay từ thời điểm đó là công ty đối tác từ phía Iran thuộc sở hữu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), vốn tham gia rất nhiều vào chương trình hạt nhân của Iran.
Điều đó có thể khiến bà Mạnh vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, thay vì chỉ là các biện pháp trừng phạt song phương của Mỹ. Đây sẽ là một hành vi phạm luật trong luật pháp Canada và có thể là lý do biện minh cho việc dẫn độ.
Nhưng Huawei không phải là công ty quốc tế duy nhất tiếp tục làm ăn với Iran. Trong khi chỉ có một số ít bị phạt, đáng chú ý là Standard Chartered và doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc ZTE, hầu hết các công ty khác đều không bị đụng tới, bao gồm cả các công ty từ Mỹ và Trung Quốc.
Vậy tại sao Mỹ lại theo đuổi Huawei?
Có một niềm tin phổ biến ở Washington cho rằng Huawei, dù là một doanh nghiệp thương mại rất thành công, nhưng sự tồn tại của công ty này một phần là để phục vụ các mục tiêu gián điệp chính trị, quân sự và công nghiệp cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Niềm tin này được coi là khá dễ hiểu. Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei và là cha đẻ của bà Mạnh Vãn Châu, trước đây là một kỹ sư cao cấp của PLA trước khi giải ngũ để thành lập công ty. Vai trò của ông Nhậm trong quân đội Trung Quốc chưa bao giờ được tiết lộ cụ thể.
Việc Mỹ chọn bắt giữ CFO của Huawei có thể coi là một sự đen đủi cho công ty Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin cũ. Câu hỏi quan trọng nhất hiện tại không phải là làm thế nào hoặc tại sao Mỹ lại chống lại Huawei, mà câu hỏi là tại sao Mỹ lại chọn thời điểm này để hành động?
Một giả thuyết cho rằng các “bánh xe công lý” của Mỹ luôn quay rất chậm, và các cuộc điều tra được khởi xướng từ cách đây 5,6 năm giờ đây mới thu thập đủ bằng chứng để biện minh cho một vụ bắt giữ.
Tuy nhiên điều này có vẻ như không phải một giả thuyết hợp lý. Theo Tom Holland, cây bút về các vấn đề châu Á của SCMP, chính quyền Mỹ có thể vui vẻ rút lại các kế hoạch tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vốn có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ, nhưng vụ bắt giữ bà Mạnh ở Vancouver là minh chứng cho thấy cuộc chiến tiêu hao của Mỹ đối với nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn một cách mạnh mẽ.
Hành động của Mỹ chống lại Huawei vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ gây thiệt hại nặng nề, thậm chí là làm tê liệt công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc.
Trong số 92 nhà cung ứng cốt lõi của Huawei, có tới 33 công ty là các tập đoàn của Mỹ, bao gồm các nhà sản xuất chip Intel, Qualcomm, Broadcom, Marvell và Micron. Nếu bây giờ Washington cấm các công ty này bán cho Huawei, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc sẽ rất khó khăn để tồn tại.
Nói tóm lại, bất chấp thỏa thuận đình chỉ thuế quan ở Buenos Aires vào cuối tuần trước, những nỗ lực của Mỹ nhằm làm suy yếu hoặc ít nhất là kìm hãm sự phát triển của nền công nghệ Trung Quốc vẫn đang tiếp tục. Thương mại có thể đình chiến nhưng cuộc chiến công nghệ vẫn chưa ngã ngũ. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ còn đưa ra nhiều hành động gây áp lực hơn nữa.
Do đó, nếu tình cờ là một giám đốc điều hành của một công ty công nghệ Mỹ có ý định đến Trung Quốc - hoặc là một giám đốc điều hành Trung Quốc đang chuẩn bị đến Mỹ - các nhà phân tích khuyên rằng họ nên xem xét lại các kế hoạch du lịch hoặc công tác của mình, đặc biệt nếu họ muốn năm nay được đón Giáng sinh cùng gia đình.
Một thẩm phán Canada đã ra phán quyết cho phép giám đốc tài chính tập đoàn Huawei được tại ngoại, với màn vỗ tay ủng...