Mỹ chuyển giao ‘lá chắn thép’ Patriot cho Saudi Arabia
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ bán hệ thống tên lửa Patriot và các thiết bị liên quan cho Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), tổng trị giá hơn 5 tỷ USD.
Đầu tháng 8/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ bán tên lửa Patriot và các thiết bị liên quan cho Saudi Arabia theo một thỏa thuận trị giá lên tới 3,05 tỷ USD.
Theo đó, Saudi Arabia sẽ mua một số hệ thống tên lửa Patriot MIM-104E, có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm xa, cũng như máy bay chiến đấu.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Ảnh: Reuters
Được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ từ cuối năm 1981, hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo PAC (Patriot Advanced Capability, gọi tắt là Patriot) là một trong những vũ khí tân tiến của Mỹ. Đặc điểm nổi bật của hệ thống phòng không Patriot là khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu từ trên không, bao gồm máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Patriot do Công ty Raytheon sản xuất, có thể vận chuyển đi khắp thế giới bằng máy bay vận tải C-5 B/C/M Galaxy.
Binh sĩ Mỹ điều chỉnh khẩu đội tên lửa Patriot. Ảnh: AP
Hệ thống tên lửa Patriot gồm 4 tổ hợp: hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống chỉ huy điều khiển; hệ thống radar cảnh giới; hệ thống dẫn đường. Bốn thành phần này được tích hợp, tạo ra một hệ thống có tính cơ động rất cao.
Những khẩu đội tên lửa Patriot khai hỏa. Ảnh: Defense News
Tên lửa đánh chặn Patriot có tầm bắn từ 70-160 km, trần bắn cao nhất tới 24 km và có thể bắn được những mục tiêu đang di chuyển với vận tốc Mach 5, tương đương gần 6.200km/h. Hệ thống này có thể nhận biết hơn 100 mục tiêu khác nhau cùng một lúc và theo sát tối đa 8 mục tiêu liên tục.
Hệ thống phòng không Patriot. Ảnh Twitter
Tổ hợp quan trọng nhất trong hệ thống tên lửa Patriot là hệ thống radar AN/MPQ-53/65. Đây là radar mạng pha quét điện tử thụ động, dòng AN/MPQ-53 sử dụng cho hệ thống tên lửa PAC-2 và dòng AN/MPQ-65 sử dụng cho hệ thống tên lửa PAC-3.
Cận cảnh Patriot rời bệ phóng. Ảnh AP
Loại radar này cho phép phát hiện, xác định, bám dẫn tên lửa tiêu diệt mục tiêu; điều khiển bằng điện tử quét từng phần của bầu trời sau vài micro giây, và rất khó bị gây nhiễu… Đây là sự khác biệt với các hệ thống tên lửa khác, vốn cần phải có một số radar cho các nhiệm vụ trên.
Patriot được mệnh danh "lá chắn thép" của Quân đội Mỹ. Ảnh US Air Force
Một trong những đặc trưng nổi bật của hệ thống tên lửa Patriot là tiến công đối đầu trực diện với tên lửa đối phương, làm xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn so với các phương thức khác.
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran đang có dấu hiệu hạ nhiệt, Washington tiếp tục đưa ra kế hoạch mới có khả năng làm "chảo lửa" Trung Đông bùng phát hơn nữa.
Nguồn: [Link nguồn]