Mỹ chiến tranh thương mại với Trung Quốc: "Hai con dê qua cầu"!

Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc. Trung Quốc cũng đe dọa rằng sẽ không "ngồi yên", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cảnh báo rằng hành động của Washington sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại mà cả hai đều thua.

Mỹ chiến tranh thương mại với Trung Quốc: "Hai con dê qua cầu"! - 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Ông Stephen Bannon – cố vấn chiến lược mới bị bãi nhiệm của ông Donald Trump nhận định: Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc. Tổng thống Trump đã chỉ thị cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Laitheiser điều tra vụ gian lận công nghệ và sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Ông Trump cũng dự định xác nhận thông tin cho rằng Trung Quốc để cho một số công ty của Hoa Kỳ tiến hành kinh doanh tại nước này để đổi lấy "thông tin mang tính công nghệ" có lợi cho Bắc Kinh.

Dựa vào kết quả "điều tra", Washington sẽ kiện Trung Quốc ra Tổ chức Thương mại Thế giới. Thậm chí ngay cả khi cần, không chờ quyết định WTO, Hoa Kỳ có thể đơn phương áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với Trung Quốc - đầu tiên là tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là họ có quyền áp dụng khoản 301- Luật Thương mại năm 1974, và ông Trump cũng chẳng giấu giếm rằng, mục đích chính của mình – là áp dụng điều khoản này.

Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng cương quyết đáp trả Hoa Kỳ về việc thắt chặt các quy tắc trong lĩnh vực thương mại song phương. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đe dọa rằng sẽ không "ngồi yên", còn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cảnh báo rằng hành động của Washington sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại mà "cả hai phía đều là kẻ bại trận".

Nhà Trắng "đang bắn vào" thị trường kinh doanh Mỹ

Năm 2016, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên đến 347 tỷ USD, và ông Trump đã nhiều lần tức giận bởi thực tế dòng chảy hàng hóa Trung Quốc tràn vào Mỹ ngày càng ồ ạt. Do đó, việc Washington đưa ra các hạn chế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc có thể gây khó khăn với Trung Quốc, nhưng chủ yếu nó sẽ là vấn đề nhạy cảm đối với chính Hoa Kỳ- Giám đốc Trung tâm Chiến lược Truyền thông Nga Dmitry Abzalov cho biết.

Nhà phân tích nhận định: "Trước đây, khi Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tăng trưởng kinh tế thì việc đưa ra hạn chế thương mại trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa đối với Hoa Kỳ sẽ thực sự có hiệu quả hơn. Còn hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang tích hợp chặt chẽ với thế giới, trong đó có cả thị trường Mỹ, thì việc gây thiệt hại cho họ mà không gây khó cho nền kinh doanh và người tiêu dùng Mỹ, là điều khó  thực hiện".

Khi tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, Nhà Trắng không chỉ trừng phạt các nhà sản xuất Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng tới các công ty Mỹ có thời gian dài đặt nhà máy sản xuất tại các nước Đông Nam Á, trong đó có cả ở Trung Quốc. Một ví dụ điển hình là tập đoàn Apple Inc., họ sản xuất iPhone và iPad ở Trung Quốc sau đó đưa về bán ở Mỹ. Các nhà chế biến Mỹ sẽ phải đau đầu trước hàng hóa trung gian Trung Quốc, cũng như các chuỗi bán lẻ phải đối mặt với các mặt hàng Trung Quốc giá rẻ như hàng tiêu dùng điện tử, đồ gỗ và quần áo.

Đồng thời, các lĩnh vực "nặng ký" của nền kinh tế Trung Quốc sẽ không chịu các thiệt hại hữu hình. Ví dụ, doanh thu của ngành thép Trung Quốc tại Hoa Kỳ không chiếm đến 3% tổng hàng hóa xuất khẩu sang nước này.

Có một khía cạnh mà nếu giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra các biện pháp trả đũa, thì sẽ có thể khiến Hoa Kỳ phải đau đầu. Nếu Bắc Kinh đi đến các bước đối xứng và hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ thì các nhà sản xuất Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp cho Trung Quốc các sản phẩm nông nghiệp, máy bay, thiết bị vận tải và nhiều mặt hàng khác. Việc tìm nhà cung cấp mới đối với Trung Quốc sẽ dễ dàng và với giá cả rẻ hơn so với việc Hoa Kỳ đi tìm người tiêu dùng mới.

Ông Dmitry Abzalov nhận định: "Hậu quả của cuộc chiến thương mại này là: doanh nghiệp Mỹ có nguy cơ mất đi thị trường Trung Quốc - một trong những thị trường rộng và phát triển năng động nhất thế giới. Không chỉ dân số Trung Quốc nhiều hơn gấp ba lần dân số Mỹ, mà trái ngược với thị trường Mỹ đang bão hòa, thị trường tiêu dùng Trung Quốc đang không ngừng phát triển, và sức mua của nó ngày càng tăng. Đó là lý do tại sao không bên nào có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhưng cả hai đối thủ đều có thể trở thành kẻ thua cuộc".

Ông Abzalov cũng nhấn mạnh, rằng tổng trái phiếu kho bạc Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã vượt quá một nghìn tỷ USD. Và nếu trong quá trình phát động cuộc chiến thương mại, Trung Quốc bán ồ ạt trái phiếu của họ, thì chỉ trong thời gian ngắn nhất họ có thể làm suy yếu toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ.

Mỹ chiến tranh thương mại với Trung Quốc: "Hai con dê qua cầu"! - 2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump

Triều Tiên có liên quan gì ở đây?

Những nỗ lực gây áp lực kinh tế đối với Trung Quốc của Nhà Trắng phần nhiều có liên quan đến những cáo buộc "thụ động" trong việc đối phó với vấn đề Triều Tiên. Ông Trump đã nói rõ, rằng sẽ làm dịu lập trường của mình, nếu Trung Quốc thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ phát triển và thực hiện các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của mình. Tuy nhiên, trong cùng ngày tổng thống Mỹ ký sắc lệnh, Bắc Kinh tuyên bố rằng họ đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu than tự nhiên, quặng sắt, hải sản và hàng hóa khác từ CHDCND Triều Tiên - tất cả phù hợp với biện pháp trừng phạt quốc tế, mà mục đích là – cắt giảm thu nhập một tỷ đô la mỗi năm từ xuất khẩu của Triều Tiên.

Ông Dmitry Abzalov khẳng định, vấn đề Triều Tiên trong trường hợp này chỉ là cái cớ. Ông nhắc lại, rằng ngay cả trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Donald Trump liên tục chỉ trích gay gắt Trung Quốc, buộc tội họ "thao túng". Sau đó, Tổng thống Mỹ tổ chức điện đàm và các cuộc gặp cá nhân với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, và những phát ngôn hiếu chiến của tổng thống Mỹ đối với Trung Quốc đã giảm bớt. Bây giờ ông lại một lần nữa quay mặt với Bắc Kinh.

Việc nối lại các cuộc "tấn công" nhằm vào Trung Quốc chủ yếu là do tình hình chính trị phức tạp ở Mỹ, mà bây giờ ông Trump phải chứng tỏ bản thân - nhà phân tích nhận xét. Một mặt, đã đến lúc lập kế hoạch ngân sách nhà nước tiếp theo, và mặt khác - những kỳ vọng đầu tư liên quan đến việc lên nắm quyền của ông Trump, bắt đầu cạn kiệt.

Dmitry Abzalov phân tích: "Hứa hẹn ưu tiên cho nền kinh tế trong nước Mỹ, tạo việc làm mới, đem lại những lợi ích cho hàng hóa Mỹ - tất cả đều chậm chạp và bị trì trệ, cũng như nỗ lực hủy bỏ cải cách y tế Obamacare của ông Trump. Tại Quốc hội, ngay cả những đảng viên Cộng hòa trước đây quyết liệt phản đối cải cách y tế này, mà tiêu biểu như Thượng nghị sĩ John McCain, bây giờ cũng đang chống lại kế hoạch thay thế nó bằng một hệ thống khác. Trong tình huống này, ông Trump cần chứng tỏ quyết tâm trong cam kết các bước tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Mỹ tại thị trường trong nước. Vì vậy, ông bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, với hy vọng rằng lần này ông sẽ nhận được sự ủng hộ của Quốc hội".

Chuyên gia phân tích tin rằng, tựu chung lại, đây là cuộc chiến giành quyền bá chủ kinh tế thế giới. Đây cũng là khẳng định của chuyên gia tư vấn chiến lược của ông Trump- Steven Bannon.

"Chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh kinh tế với Trung Quốc. Họ không ngần ngại nói về những gì họ đang làm. Một trong hai nước chúng ta sẽ là bá chủ trong 25-30 năm tới. Và nếu chúng ta gặp khó khăn trên con đường này, thì họ cũng vậy ..." - ông nói trên tạp chí American Prospect của Mỹ. Và bổ sung thêm: "Nếu chúng ta tiếp tục cuộc chơi, thì chỉ trong năm hay mười năm tới sẽ đạt đến một điểm, mà khi đó thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể phục hồi".

Mỹ - Triều giao chiến, ”cổng địa ngục sẽ mở”

Nếu Triều Tiên tấn công tên lửa hạt nhân về phía Hàn Quốc, Nhật Bản, căn cứ quân sự Mỹ hay chính lục địa Mỹ, một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Dũng - Lược dịch (Infonet)
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN