Mỹ chia phần lập căn cứ, khai thác tài nguyên Mặt trăng, Nga ra rìa

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang soạn thảo một kế hoạch chi tiết được gọi là Hiệp ước Artemis, lập vùng an toàn ở Mặt trăng, từ đó mở rộng khai thác tài nguyên, theo các nguồn tin thân cận trong chính quyền Mỹ.

Mỹ đã xây dựng kế hoạch duy trì sự hiện diện lâu dài trên Mặt trăng.

Mỹ đã xây dựng kế hoạch duy trì sự hiện diện lâu dài trên Mặt trăng.

Hiệp ước là dấu hiệu mới nhất trong sứ mệnh lập căn cứ trên Mặt trăng của Mỹ trong vòng một thập kỷ tới, có liên hệ mật thiết đến chính sách ngoại giao của Mỹ. Các đồng minh của Mỹ hiện chưa được chia sẻ về bản dự thảo, theo Guardian.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cường quốc vũ trụ khác coi Mặt trăng là mục tiêu chiến lược ngoài vũ trụ. Mặt trăng cũng đóng vai trò nghiên cứu khoa học lâu dài, là vùng đệm để đưa người khám phá sao Hỏa.

Theo Hiệp ước Artemis, tên gọi được lấy từ chương trình Artemis của NASA, “vùng an toàn” là khu vực bao quanh căn cứ trên Mặt trăng. Các quốc gia không được phép xâm phạm vùng này của nước khác.

Hiệp ước tạo nền tảng dựa trên quy định quốc tế để các công ty tư nhân nhảy vào khai thác tài nguyên trên Mặt trăng, nguồn tin cho biết.

Trong vài tuần tới, Mỹ sẽ trực tiếp thảo luận về hiệp ước với các đồng minh như Canada, Nhật Bản và các nước châu Âu, cũng như các quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến khai thác tài nguyên trên Mặt trăng, bao gồm Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Nga, đối tác hàng đầu của NASA trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), không nằm trong danh sách đối tác của Mỹ trong hiệp ước, nguồn tin cho biết. Lầu Năm Góc không muốn hợp tác với Nga vì các "hành động gây hấn" của Nga trong vũ trụ, như cố tình đổi hướng vệ tinh với ý đồ lao thẳng vào vệ tinh do thám Mỹ.

Mỹ hiện là thành viên của Hiệp ước ứng xử về không gian vũ trụ năm 1967, trong đó nghiêm cấm các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở khu vực ngoài phạm vi Trái đất.

Phía Mỹ cho rằng Hiệp ước mới chỉ giúp các nước tăng cường hợp tác và củng cố hiệp ước vốn có năm 1967. “Đây không phải tuyên bố chủ quyền trên Mặt trăng”, một nguồn tin trong chính quyền Mỹ nói. “Mục đích là để các bên nắm rõ phạm vi hoạt động của nhau, từ đó đảm bảo an toàn, tránh làm ảnh hưởng lẫn nhau”.

Thay vì đưa vấn đề ra Liên Hợp Quốc, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn đàm phán hiệp ước trực tiếp với các đồng minh và cường quốc vũ  trụ, trừ Nga. Mỹ cho rằng đưa vấn đề ra Liên Hợp Quốc để các nước chưa có khả năng khám phá Mặt trăng góp ý là “tốn thời gian và phản tác dụng”, theo Reuters.

Các bước đi mới của Mỹ khiến các chuyên gia lo ngại rằng, NASA bắt đầu có vai trò ngoại giao, chính trị, đánh mất bản sắc là tổ chức khoa học, phát triển công nghệ và khám phá không gian.

NASA hiện đang đầu tư hàng tỉ USD vào chương trình Artemis, lập căn cứ để duy trì sự hiện diện thường trực của con người trên Mặt trăng vào giữa những năm 2020 và khai thác đá Mặt trăng, nước để tạo thành nhiên liệu tên lửa.

Con người sắp có “thang máy” đi thẳng từ Trái Đất lên Mặt Trăng?

Giống như những tuyến đường sắt đời đầu, những loại “thang máy” này sẽ khiến việc vận chuyển con người và đồ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN