Mỹ “chĩa mũi giáo” NATO chống Nga, ông Putin đi nước cờ gây vỡ mộng

Trong những năm qua, Mỹ và các nước thành viên NATO đã huy động hàng ngàn binh sĩ, đầu tư mạnh mẽ vào khí tài quân sự để tái xây dựng phòng tuyến đối đầu Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đáp trả bằng cách mở mặt trận mới nằm ngoài tầm với của NATO.

Những gì xảy ra ở Ukraine là kết quả của cuộc đối đầu Nga-NATO trong hàng thập kỷ.

Những gì xảy ra ở Ukraine là kết quả của cuộc đối đầu Nga-NATO trong hàng thập kỷ.

Những động thái cứng rắn của ông Putin ở Ukraine, khiến Mỹ và liên minh 30 nước thành viên NATO phải ngồi vào bàn đàm phán.

Thay vì đối đầu trực diện với NATO, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang gây sức ép ở các quốc gia khác, bao gồm Ukraine, Syria và Libya. Theo báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ), ông Putin đang thử thách tình đoàn kết của liên minh NATO cả trên khía cạnh quân sự và ngoại giao.

Trong cuộc trả lời họp báo cuối năm vào tháng trước, ông Putin chỉ trích NATO đã không giữ lời hứa, khi không ngừng bành trướng, gia tăng ảnh hưởng ở các nước thuộc Liên Xô cũ tại Đông Âu.

Ông Putin cũng đưa ra các đề xuất an ninh, yêu cầu Mỹ và NATO phải ký kết các thỏa thuận mang tính ràng buộc bằng văn bản, cũng như để ngỏ khả năng phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Kết quả là liên minh NATO trở nên hỗn loạn, không biết phải phản ứng như thế nào. Mỹ là quốc gia dẫn đầu liên minh, thể hiện lập trường không sẵn sàng đối đầu quân sự với Nga. Hai quốc gia khác có tiếng nói trong liên minh là Đức và Pháp lên tiếng thận trọng, cho rằng nên đàm phán với Nga.

Đức đã chặn các lô hàng vận chuyển vũ khí sát thương của NATO cho Ukraine. Trong khi đó, Hungary đang có động thái ngăn cản các cuộc họp cấp cao của NATO với Ukraine.

Các nước thành viên NATO ở phía đông như Ba Lan và các nước vùng Baltic từ trước đến nay theo đuổi chính sách cứng rắn với Nga, sẵn sàng đối đầu quân sự. Nhưng các quốc gia này đang cảm thấy đơn độc, lo ngại chính quyền Tổng thống Joe Biden đang nhượng bộ ông Putin.

"Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ Putin, ông ấy lại càng lấn lướt", một nhà ngoại giao châu Âu tại NATO, nói. "Nga là một mối đe dọa lâu dài với mục đích chính trị nhằm làm suy yếu liên minh”.

Kể từ khi sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO cắt giảm ngân sách và giảm bớt lực lượng thường trực. NATO cũng cho phép Moscow gửi phái đoàn ngoại giao tới trụ sở của liên minh ở Brussels (Bỉ) và thành lập hội đồng giải quyết các mối quan ngại.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi vào năm 2004, khi ông Putin đổ lỗi cho Mỹ và phương Tây tài trợ cuộc nổi dậy ở Ukraine. Đó là lúc nhà lãnh đạo Nga bắt đầu cải tổ hoàn toàn quân đội.

Binh sĩ NATO tham gia tập trận ở Latvia vào tháng 11.2021.

Binh sĩ NATO tham gia tập trận ở Latvia vào tháng 11.2021.

Năm 2008, Đức và Pháp ngăn chặn nỗ lực của Mỹ nhằm mở đường cho Ukraine và Gruzia gia nhập NATO. Giải pháp tạm thời của NATO nhằm không gây phật lòng Mỹ khi đó là “có thể cân nhắc cho phép Ukraine và Gruzia trở thành thành viên, nhưng không có mốc thời gian cụ thể”.

Dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, Gruzia phát động chiến dịch quân sự nhằm vào hai khu vực ly khai sát biên giới Nga. Ông Putin đáp trả bằng cách đánh bại Gruzia trong cuộc chiến ngắn ngày, từ đó dựng chiếc ô bảo hộ của Nga ở vùng ly khai.

Năm 2014, ông Putin tiếp tục đối phó với Mỹ và NATO bằng cách sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ phe ly khai ở vùng Donbass.

Để ngăn chặn Nga tấn công, NATO đưa khoảng 5.000 binh sĩ tới đồn trú ở các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan. Mỹ đưa quân vượt Đại Tây Dương tới hỗ trợ đồng minh, thành lập Bộ Chỉ huy Đại Tây Dương ở Virginia để bảo vệ các tuyến đường biển.

Trước sức ép của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, nhiều quốc gia thành viên NATO đã đồng ý mua các hệ thống vũ khí mới, cam kết tăng ngân sách quốc phòng. Bỉ và Ba Lan ký hợp đồng kỷ lục mua tiêm kích tàng hình F-35, trong khi Hy Lạp và các quốc gia châu Âu khác cũng cân nhắc.

Nỗ lực của Mỹ và NATO đã không thể ngăn cản ông Putin hành động ở Ukraine và ở các quốc gia khác ngoài liên minh. 

Một số quốc gia trong liên minh quay sang tranh cãi về việc Moscow có thể gây áp lực về kinh tế với châu Âu đến mức nào. Đức đang phân vân về việc liệu nước này có nên hủy bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 với Nga hay không.

Các nhà phân tích cho rằng, ông Putin sẽ không tấn công trực diện NATO vì rủi ro là rất lớn. Nhưng ở Ukraine, mọi chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Ông Putin coi Ukraine đặc biệt quan trọng trong vấn đề an ninh của Nga và cần phải nằm trong tầm ảnh hưởng của Moscow.

Đến nay, các nước thành viên NATO vẫn bị chia rẽ, một bên cho rằng nhường nhịn Nga ở Ukraine sẽ càng khiến Moscow tiến sâu hơn về phía tây. Luồng ý kiến còn lại cho rằng, cần phải tránh đối đầu với Nga vì an ninh chung của cả châu Âu.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ tự loại bỏ năng lực mạnh nhất đối phó Nga, ông Putin lại giành chiến thắng?

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước sau cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với Mỹ về vấn đề Ukraine, chừng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - WSJ ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN