Mỹ chi 83 tỷ USD vũ trang cho Afghanistan, không ngờ có lợi cho Taliban

Được xây dựng và huấn luyện với chi phí lớn nhưng các lực lượng vũ trang Afghanistan lại sụp đổ nhanh chóng và toàn diện trước Taliban, thậm chí, ở một vài nơi, Taliban không cần tốn 1 viên đạn. 

Binh sĩ Afghanistan được trang bị vũ khí hiện đại. Ảnh: Getty

Binh sĩ Afghanistan được trang bị vũ khí hiện đại. Ảnh: Getty

Theo AP, Taliban là bên được hưởng lợi cuối cùng từ việc Mỹ đầu tư 83 tỷ USD cho các lực lượng vũ trang Afghanistan.

Sau khi giành chiến thắng trước quân đội Afghanistan, Taliban thu về một loạt thiết bị quân sự hiện đại. Ngoài ra, tổ chức này còn thu được nhiều loại vũ khí lớn, trong đó có cả máy bay chiến đấu, khi tấn công thủ phủ các tỉnh ở Afghanistan, đặc biệt là chiếm Kabul hôm 15/8 mà không phải "đổ máu". 

Taliban thu giữ nhiều trang thiết bị, vũ khí hiện đại mà Mỹ cung cấp cho các lực lượng vũ trang Afghanistan. Ảnh: Twitter

Taliban thu giữ nhiều trang thiết bị, vũ khí hiện đại mà Mỹ cung cấp cho các lực lượng vũ trang Afghanistan. Ảnh: Twitter

Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm 16/8 xác nhận, Taliban đã lấy được nhiều vũ khí, trang thiết bị hiện đại mà Mỹ cung cấp cho quân đội Afghanistan. 

Việc Taliban được hưởng lợi là hệ quả của việc quân đội cũng như tình báo Mỹ đánh giá sai khả năng chống Taliban của các lực lượng vũ trang Afghanistan. Không ít binh sĩ Afghanistan chọn đầu hàng và chấp nhận buông bỏ vũ khí khi đối mặt với Taliban. 

Lý do khiến Mỹ thất bại trong việc xây dựng quân đội và cảnh sát Afghanistan vững mạnh dù chi hàng chục tỷ USD và nguyên nhân quân đội Afghanistan sụp đổ nhanh chóng sẽ được các nhà phân tích quân sự tìm hiểu trong nhiều năm. Tuy nhiên, về cơ bản, mọi thứ rõ ràng và không khác những gì xảy ra ở Iraq. Mỹ cố xây dựng một lực lượng địa phương hùng mạnh nhưng thực chất là "rỗng tuếch". Họ được trang bị vũ khí hiện đại nhưng phần lớn thiếu động lực chiến đấu - yếu tố quan trọng quyết định thành bại của một cuộc chiến. 

"Tiền không thể mua được ý chí", John Kirby, phát ngôn viên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, nói hôm 16/8. 

"Nguyên tắc của chiến tranh là yếu tố tinh thần con người quan trọng hơn vũ khí. Niềm tin, kỷ luật, khả năng lãnh đạo, sự gắn kết giữa các đơn vị là các yếu tố mang tính quyết định hơn là con số các lực lượng hay trang thiết bị, vũ khí. Là người nước ngoài, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho Afghanistan vũ khí, trang bị", Doug Lute - một trung tướng quân đội đã nghỉ hưu, từng chỉ đạo chiến lược chiến tranh Afghanistan dưới thời các cựu Tổng thống George W Bush và Barack Obama - nói. 

Một tay súng Taliban ở thành phố Ghazni Afghanistan hôm 14/8. Ảnh: Reuters

Một tay súng Taliban ở thành phố Ghazni Afghanistan hôm 14/8. Ảnh: Reuters

Theo AP, trái với các lực lượng vũ trang Afghanistan, Taliban có quân số ít hơn, vũ khí kém tinh vi hơn, không có sức mạnh không quân, nhưng đã chứng tỏ họ là một tổ chức vượt trội về tư duy. 

Tình báo Mỹ phần lớn đánh giá thấp sự vượt trội tư duy này của Taliban. Điều đó thể hiện ngay cả sau khi Tổng thống Biden tuyên bố hồi tháng 4 rằng sẽ rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan. Các cơ quan tình báo Mỹ vẫn không thể ngờ Taliban lại giành chiến thắng chóng vánh đến vậy. 

Theo Văn phòng Tổng thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan - một cơ quan giám sát được thành lập bởi quốc hội Afghanistan, theo dõi cuộc chiến từ năm 2008, chính phủ Mỹ đã chi khoảng 145 tỷ USD để tái thiết Afghanistan. Trong đó, khoảng 83 tỷ USD được dành để phát triển và duy trì các lực lượng an ninh ở Afghanistan. 

Số tiền 145 tỷ USD nằm ngoài con số 837 tỷ USD Mỹ chi cho cuộc chiến ở Afghanistan kể từ khi tham chiến năm 2001.

Điều khiến người Afghanistan lo sợ khi Taliban kiểm soát đất nước

Taliban hứa hẹn một kỷ nguyên hòa bình mới ở Afghanistan với việc bỏ qua cho những người đã đối đầu với họ trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - AP (Dân Việt)
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN