Mỹ chặn siêu ngư lôi hạt nhân gây sóng thần của Nga bằng cách nào?

Siêu ngư lôi Thần biển (Poseidon) mà Tổng thống Nga công bố cách đây vài tháng giống như vũ khí trong phim khoa học viễn tưởng, có thể khiến 2,5 triệu người ở thành phố New York chết ngay lập tức.

Mỹ chặn siêu ngư lôi hạt nhân gây sóng thần của Nga bằng cách nào? - 1

Tàu ngầm Nga sẽ phóng siêu ngư lôi lên trời, đáp xuống một địa điểm định trước và ngư lôi sau đó sẽ chạy bằng động cơ hạt nhân.

Theo Popular Mechanic, khi siêu vũ khí Nga chính thức lộ diện, câu hỏi xuất hiện trong đầu giới quân sự Mỹ là việc sẽ ngăn chặn loại vũ khí này như thế nào.

Siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon được thiết kế để tấn công mục tiêu ven biển, tạo ra sóng thần và để lại hậu quả phóng xạ suốt hàng trăm năm. Sức công phá của ngư lôi lên tới 100 triệu tấn TNT, lớn hơn nhiều so với những quả bom hạt nhân mà Mỹ từng ném xuống Nhật Bản (chỉ khoảng 13-16 nghìn tấn TNT).

Vì sử dụng năng lượng hạt nhân nên siêu ngư lôi Nga có thể di chuyển hàng ngàn km, với tốc độ 120 km/giờ.

Một đợt tấn công như vậy nhằm vào thành phố New York sầm uất của Mỹ có thể khiến 2,5 triệu người chết ngay lập tức và làm bị thương 5 triệu người. Lượng phóng xạ có thể lan rộng tới tận Canada.

“Poseidon từng là vũ khí viễn tưởng nhưng Nga rất nghiêm túc với dự án này và đang thử nghiệm, chế tạo tàu ngầm để phóng siêu ngư lôi”, chuyên gia H.I. Sutton nói trên Popular Mechanic. “Vậy chúng ta sẽ đối phó với mẫu ngư lôi này ra sao?”

Theo ông Sutton, Poseidon dĩ nhiên là một vũ khí đáng gờm. “Ngư lôi này di chuyển rất nhanh, lặn sâu hơn tàu ngầm thông thường. May mắn là nó hoạt động rất ồn ào và dễ dàng bị các thiết bị cảm biến phát hiện”.

Nếu như đã phát hiện được, người ta sẽ tính tới chuyện vô hiệu hóa loại vũ khí này. “Mọi người nghĩ rằng chỉ cần thả một quả bom từ xa để khiến ngư lôi Nga nổ tung. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy trong môi trường tác chiến ngầm dưới biển”.

Mỹ chặn siêu ngư lôi hạt nhân gây sóng thần của Nga bằng cách nào? - 2

Tàu ngầm mới của Nga trang bị siêu ngư lôi Poseidon sẽ được phát triển dựa trên mẫu tàu ngầm Oscar.

Điều đầu tiên là Mỹ cần xây dựng mạng lưới trạm trinh sát thủy âm cố định dưới lòng biển và có thể thả từ máy bay săn ngầm. Chúng có nhiệm vụ phát hiện dấu hiệu Poseidon đang hoạt động, chuyên gia Sutton nhận định.

Để đánh chặn ngư lôi, quân đội Mỹ thậm chí có thể phải dùng đến tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm hạt nhân Virginia. Tên lửa này di chuyển với tốc độ Mach 5 (khoảng 6.000km/giờ) và rất phù hợp để đánh chặn Poseidon.

Một giải pháp khác là phát triển mẫu ngư lôi hạng nặng mới, có thể phóng ra nhiều ngư lôi nhỏ hơn để tăng khả năng đánh chặn mục tiêu.

Theo chuyên gia Sutton, sự xuất hiện của siêu ngư lôi đồng nghĩa rằng hải quân Mỹ sẽ phải tính đến chuyện đối phó với các tàu ngầm Sarov và Belgorod mang theo loại vũ khí này. Các tàu ngầm mới nhiều khả năng sẽ được Nga đưa vào sử dụng vào năm 2027.

Nga có thể lợi dụng địa hình để phóng ngư lôi bên dưới lớp băng dày ở Bắc Cực, điều này khiến cho việc ngăn chặn ngay từ đầu trở nên khó khăn hơn.

Đó là lúc Mỹ cần đến các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf can thiệp để tiêu diệt các tàu ngầm chiến lược của Nga.

Có thể nói, siêu ngư lôi Nga có thể làm Mỹ “không kịp trở tay” vì loại vũ khí này hoàn toàn không bị hệ thống phòng thủ tên lửa hay vệ tinh Mỹ đã và đang phát triển đe dọa.

Siêu ngư lôi “thần biển” Nga có thể tạo sóng thần 100m, nhấn chìm TP Mỹ

Siêu ngư lôi Poseidon (Thần biển) của Nga được trang bị đầu đạn nhiệt hạch có sức công phá 2 Megaton, đủ sức thổi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Popular Mechanic ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN