Mỹ cân nhắc đưa đặc nhiệm đến đại sứ quán ở Kiev

Giới chức quân đội và ngoại giao Mỹ đang thảo luận về khả năng đưa lực lượng đặc nhiệm tới bảo vệ đại sứ quán mới hoạt động trở lại ở thủ đô Kiev, Ukraine.

Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev, Ukraine.

Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev, Ukraine.

Theo báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ), đề xuất đưa đặc nhiệm Mỹ tới làm nhiệm vụ ở Kiev dựa trên mối lo ngại về sự an toàn của các nhà ngoại giao. Nhưng có luồng ý kiến cho rằng, hành động này có thể bị coi là sự leo thang quân sự.

Nguồn tin am hiểu vấn đề tiết lộ trên tờ WSJ, rằng kế hoạch cuối cùng chưa được trình lên Tổng thống Joe Biden.

Nếu ông Biden phê duyệt, các binh sĩ đặc nhiệm Mỹ sẽ chỉ tham gia các nhiệm vụ canh gác và bảo vệ đại sứ quán. Điều này đi ngược với tuyên bố trước đó của ông Biden, rằng sẽ không có binh sĩ Mỹ hiện diện ở Ukraine.

Giới chức Mỹ cũng muốn có một lực lượng quân sự ở Kiev để sẵn sàng sơ tán các nhà ngoại giao trong trường hợp khẩn cấp, do xung đột ở Ukraine vẫn chưa kết thúc.

Ở thời điểm hiện tại, nhiệm vụ bảo vệ đại sứ quán ở Kiev do các lực lượng thuộc Cơ quan An ninh Ngoại giao Mỹ đảm nhận.

"Chúng tôi đang liên lạc chặt chẽ với các đồng nghiệp tại Bộ Ngoại giao về các yêu cầu an ninh khi họ tiếp tục hoạt động tại đại sứ quán ở Kiev", John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết. “Chưa có quyết định về việc đưa binh sĩ Mỹ tới Ukraine làm nhiệm vụ”.

Bên cạnh đó, một số sĩ quan quân đội Mỹ muốn các cố vấn quay trở lại huấn luyện binh sĩ giống như giai đoạn trước khi xung đột xảy ra, theo WSJ.

Tuần trước, giới chức Mỹ đã kéo cờ tại khuôn viên đại sứ quán, chính thức khôi phục hoạt động ngoại giao ở Kiev. Bridget Brink, tân đại sứ Mỹ tại Ukraine đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Bà Brink sẽ sớm có mặt ở Kiev trong thời gian tới. Mỹ dự kiến sẽ chỉ duy trì một số lượng nhỏ các nhà ngoại giao làm việc tại Kiev. Việc đưa gia đình của họ tới thủ đô Ukraine cũng cần thời gian và tiêu tốn tiền của.

Các nhà ngoại giao trực tiếp làm việc ở Ukraine giúp Washington kết nối với Kiev dễ dàng hơn, tham gia giám sát hoạt động chuyển giao vũ khí Mỹ cho Ukraine. 

Mỹ sẽ đưa một số thiết bị tình báo trở lại Ukraine, do đó cần tới sự bảo vệ của các đặc nhiệm tinh nhuệ, theo WSJ.

Bí mật sinh tồn của đặc nhiệm SAS ở phía sau phòng tuyến kẻ thù

Video phim tài liệu dài 55 phút của BBC tiết lộ các bí mật sinh tồn của lính SAS (Lực lượng Đặc nhiệm không quân Anh) khi được triển khai ở phía sau phòng tuyến của kẻ thù.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN