Mỹ "bóng gió" cắt giảm viện trợ, Ukraine vội giải thích

Ngoại trưởng Ukraine – ông Dmitry Kuleba – lên tiếng chỉ một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập đến kịch bản cắt giảm viện trợ.

Quân đội Ukraine chiến đấu hầu như dựa vào nguồn viện trợ vũ khí của Mỹ và đồng minh (ảnh: CNN)

Quân đội Ukraine chiến đấu hầu như dựa vào nguồn viện trợ vũ khí của Mỹ và đồng minh (ảnh: CNN)

Bình luận trên Instagram hôm 6/1, ông Kuleba kêu gọi người dân không nên lo lắng thái quá trước kịch bản Mỹ cắt giảm viện trợ cho Ukraine.

Theo ông Kuleba, Mỹ có thể cắt giảm viện trợ cho Ukraine, nhưng “không phải là vào năm 2024”.

“Khi Ukraine vững vàng trên đôi chân của mình và có đủ vũ khí, nguồn lực để đối phó Nga thì viện trợ có thể giảm đi”, ông Kuleba giải thích thông điệp từ phía Mỹ.

“Đừng tự tìm thêm lý do khiến các bạn rơi vào căng thẳng và mệt mỏi”, ông Kuleba trấn an.

Trước đó, trong cuộc họp báo hôm 5/1, ông Matthew Miller – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ – cho biết, Mỹ dự định tiếp tục hỗ trợ Ukraine, nhưng nguồn cung không phải lúc nào cũng dồi dào.

“Điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ họ với mức tài trợ quân sự như chúng tôi đã làm vào năm 2022 và 2023”, ông Miller nói.

“Chúng tôi không nghĩ điều đó là cần thiết vì mục tiêu cuối cùng là giúp Ukraine xây dựng cơ sở công nghiệp quân sự của riêng mình để có thể tự cung cấp, chế tạo và mua vũ khí”, ông Miller nói thêm.

Theo ông Miller, Ukraine hiện tại vẫn chưa đủ khả năng để đơn phương đối phó Nga. Vì vậy, ông Miller kêu gọi Quốc hội Mỹ nhanh chóng phê duyệt gói tài chính mới trị giá 106 tỷ USD, trong đó có khoảng 60 tỷ USD viện trợ Ukraine mà chính quyền Tổng thống Biden đề xuất.

Trả lời phỏng vấn hôm 6/1, ông Oleh Nikolenko – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine – cho rằng, bình luận hôm 5/1 của ông Miller không nên được coi là thông điệp của Mỹ nhằm cắt giảm viện trợ cho Ukraine.

“Trong những cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp, Mỹ thể hiện sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu viện trợ cấp thiết của Ukraine. Chúng tôi cần tất cả hỗ trợ tài chính và quân sự để chiến thắng”, ông Nikolenko nói.

Theo ông Nikolenko, Mỹ có thể thay đổi hỗ trợ khi Ukraine đủ khả năng tự đáp ứng nhu cầu trong xung đội.

Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Kiev hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ tài chính, vũ khí và trang thiết bị của phương Tây. Bộ Quốc phòng Nga nhận định, tính từ cuối tháng 2/2022, Ukraine đã nhận hơn 203 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ và đồng minh, RT đưa tin.

Trả lời phỏng vấn của CNN hồi đầu tuần, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba cho biết, Kiev “không có kế hoạch B” nếu nguồn viện trợ từ phương Tây cạn kiệt. Tuy nhiên, Kiev tin tưởng vào “kế hoạch A” - phương Tây sẽ tiếp tục viện trợ.

Ukraine nói sắp không trụ được nếu Nga tiếp tục tập kích tên lửa quy mô lớn

Phát ngôn viên không quân Ukraine kêu gọi phương Tây hỗ trợ đạn tên lửa phòng không với tần suất thường xuyên để có thể duy trì năng lực ngăn chặn các cuộc tập kích tên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN