Mỹ “bó tay” trước tên lửa đạn đạo siêu thanh Trung Quốc?

Công nghệ đầu đạn siêu thanh có thể được sử dụng để vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD gây tranh cãi của Mỹ đặt tại Hàn Quốc, các chuyên gia Trung Quốc nhận định.

Mỹ “bó tay” trước tên lửa đạn đạo siêu thanh Trung Quốc? - 1

Thiết bị siêu thanh được Trung Quốc thử nghiệm trong một đường hầm.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tên lửa đạn đạo sử dụng đầu đạn siêu thanh của Trung Quốc không chỉ thách thức hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ mà còn có thể đánh trúng mọi mục tiêu quân sự ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh tạp chí Nhật Bản The Diplomat dẫn nguồn tin tình báo Mỹ, cho biết Trung Quốc đã hai lần thử tên lửa đạn đạo có gắn thiết bị siêu thanh mới vào cuối năm 2017.

Thiết bị siêu thanh (HGV) được thiết kế đặc biệt cho tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17. Một khi tách ra khỏi tên lửa, HGV sẽ lao xuống mục tiêu, xuyên qua bầu khí quyển với tốc độ đáng kể.

HGV có thể đạt tốc độ trên Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) và phần lớn hành trình bay ở độ cao thấp hơn so với các tên lửa đạn đạo truyền thống.

Sự kết hợp của tốc độ cao, khả năng cơ động và độ cao tương đối thấp khiến HGV trở thành thách thức không nhỏ đối với bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào

Song Zhongping, cựu sỹ quan Quân đoàn pháo binh số 2 thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nói DF-17 chính là phiên bản quân sự hóa của chương trình nghiên cứu thiết bị bay siêu thanh DF-ZF.

Ông Song hiện là nhà bình luận quân sự trên kênh Phượng Hoàng của Hong Kong, nói HGV có thể gắn vào tên lửa đạn đạo liên lục địa, tầm bắn tối thiểu 5.500km.

Mỹ “bó tay” trước tên lửa đạn đạo siêu thanh Trung Quốc? - 2

HGV hoàn toàn tương thích với nhiều mẫu tên lửa đạn đạo sẵn có của Trung Quốc.

Nhiều đầu đạn HGV hoàn toàn tương thích với tên lửa DF-41, đạt tầm bắn ít nhất 12.000km và đủ sức tấn công mọi mục tiêu trên đất Mỹ trong vòng dưới 1 giờ.

Nhà phân tích quân sự Antony Wong Dong cho rằng, HGV hoàn toàn phù hợp để tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đặt tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc thiết lập THAAD vào năm ngoái để chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên, nhưng Trung Quốc coi THAAD nhằm vào chính nước này.

“Một khi chiến tranh nổ ra, HGV sẽ phá hủy hệ thống radar của THAAD, tạo cơ hội để Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, khiến Mỹ không kịp trở tay”, ông Wong nói.

Nhà phân tích quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nhận định, công nghệ HGV sẽ trở thành vũ khí hạt nhân chiến lược của 3 cường quốc Trung Quốc, Mỹ và Nga trong tương lai gần.

“So với đầu đạn thông thường gắn trên tên lửa đạn đạo, HGV phức tạp hơn nhiều và rất khó đánh chặn”, ông Zhou nói.

“Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ nên lo ngại về chương trình phát triển HGV của Trung Quốc, vì loại vũ khí này tấn công mục tiêu nhanh hơn, chính xác hơn”, ông Zhou nói, nhấn mạnh lò phản ứng hạt nhân của Ấn Độ và Nhật Bản hoàn toàn nằm trong tầm ngắm.

Cả hai chuyên gia Song và Zhou đều tin rằng, HGV là công nghệ đi đầu của Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, Mỹ lại tập trung phát triển máy bay siêu thanh, khiến cho dự án HGV bị trì hoãn.

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ?

Hai cường quốc thế giới luôn có cách để kìm hãm lẫn nhau trong cuộc đua làm bá chủ thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN