Mỹ bế tắc, xung đột lại lan rộng ở Sudan

Xung đột vũ trang ở Sudan có dấu hiệu leo thang trở lại khiến nỗ lực cứu trợ bị đình trệ, không lâu sau khi Mỹ thừa nhận nỗ lực thúc đẩy đàm phán của nước này chưa đạt kết quả như trông đợi.

Reuters ngày 24/6 cho biết các cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) đối địch có dấu hiệu leo thang nghiêm trọng, bất chấp nỗ lực quốc tế nhằm tìm kiếm một lệnh ngừng bắn lâu dài tại quốc gia châu Phi để hỗ trợ công tác viện trợ nhân đạo.

Khói đen bốc lên ở Khartoum trong các cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và RSF. Ảnh: Reuters

Khói đen bốc lên ở Khartoum trong các cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và RSF. Ảnh: Reuters

Theo truyền thông khu vực, âm thanh của các cuộc không kích và đấu súng tiếp tục vang lên liên hồi ở thủ đô Khartoum. Cùng lúc đó, Liên Hợp Quốc (LHQ) bày tỏ lo ngại về "những vụ giết người bừa bãi" tại thành phố Darfur ở phía Tây, nơi giao tranh diễn ra ác liệt.

Với ưu thế sở hữu không quân, quân đội Sudan đang tăng cường không kích các mục tiêu của RSF. BBC nói rằng, các chiến binh RSF đã tăng cường sử dụng những chiếc xe dân sự lấy từ nhà người dân để tránh nguy cơ bị máy bay tập kích. RSF được cho là đang hiện diện dày đặc ở Khartoum, Bahri và Omdurman.

LHQ ghi nhận khoảng 1,5 triệu người đã rời Khartoum kể từ khi bạo lực nổ ra vào giữa tháng 4/2023. Toàn bộ các quận của Khartoum không còn nước sinh hoạt và những người ở lại thành phố đã không có điện kể từ ngày 22/6, trong khu nguồn cung các mặt hàng thiết yếu rất hạn chế.

Hàng ngàn người dân Sudan phải rời bỏ nhà cửa do chiến sự leo thang. Ảnh: Reuters

Hàng ngàn người dân Sudan phải rời bỏ nhà cửa do chiến sự leo thang. Ảnh: Reuters

Cuộc chiến giành quyền lực giữa chỉ huy quân đội quốc gia Abdel Fattah al-Burhan và cấp phó cũ của ông, chỉ huy RSF Mohamed Hamdan Daglo, đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, trong đó bao gồm nhiều dân thường, hàng ngàn người khác bị thương.

Theo số liệu của LHQ, từ trước khi xung đột nổ ra, gần 16 triệu người, tương đương 1/3 dân số của quốc gia châu Phi nghèo khó này cần viện trợ nhân đạo, trong đó khoảng 11,7 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Chiến sự leo thang cũng khiến các nỗ lực phân phối hàng cứu trợ đình trệ, trong khi nhiều lô hàng nhân đạo bị cướp phá.

Thông tin về chiến sự lan rộng ở Sudan xuất hiện sau khi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Phi Molly Phee ngày 22/6 thông báo Washington đã dừng tiến trình đàm phán liên quan tới cuộc xung đột ở Sudan do định dạng hiện nay không đạt kết quả theo cách mà Mỹ mong muốn.

Mỹ và đồng minh Arab Saudi đứng ra làm trung gian cho các thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Sudan và RSF trong các cuộc đối thoại ở Jeddah (Arab Saudi). Tuy nhiên, các thỏa thuận ngừng bắn không phát huy đầy đủ hiệu quả và nhanh chóng bị vi phạm.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thư ký Liên hợp quốc “sốc” trước lá thư nhận từ Sudan

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bị sốc trước lá thư mà ông nhận được ngày 26-5 từ Tướng Abdel Fattah al-Burhan - nhà lãnh đạo quân sự của Sudan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN