Mỹ, Anh, Úc lập liên minh đóng tàu ngầm hạt nhân, Trung Quốc nổi giận
Mỹ, Anh và Úc ngày 15.9 đã đạt thỏa thuận thành lập liên minh quân sự, trong đó Mỹ và Anh giúp Úc đóng mới 8 tàu ngầm hạt nhân dựa trên công nghệ tuyệt mật của Mỹ.
Mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ có giá thành khoảng 3 tỉ USD.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã cùng thông báo sáng kiến quân sự mang tên AUKUS, trong cuộc họp trực tuyến ngày 15.9.
Ông Biden nói sáng kiến AUKUS rất cần thiết để đảm bảo Mỹ và các đồng minh có "những năng lực hiện đại nhất để chống lại các mối đe dọa đang phát triển nhanh chóng trong khu vực”.
Trong 18 tháng tới, Mỹ và Anh sẽ cử chuyên gia và kỹ sư tư vấn cho Úc về phương án đóng tàu ngầm hạt nhân mới. Mục tiêu là giúp Úc sở hữu 8 tàu ngầm hạt nhân, sử dụng công nghệ động cơ hạt nhân tuyệt mật của Mỹ và trang bị vũ khí tấn công thông thường.
“Sáng kiến AUKUS giữa Mỹ, Anh và Úc cực kỳ thiếu trách nhiệm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 16.9.
“Kế hoạch trang bị cho Úc tàu ngầm hạt nhân đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực và leo thang chạy đua vũ trang”, ông Triệu nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết, “các quốc gia không nên xây dựng các liên minh nhắm đến hoặc đe dọa lợi ích của các bên thứ ba”. Đại sứ quán Trung Quốc kêu gọi Mỹ, Anh và Úc “chấm dứt tâm lý Chiến tranh Lạnh và định kiến về ý thức hệ”.
Các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Úc tham gia họp báo trực tuyến.
Thủ tướng Úc Scott Morrison nói Trung Quốc “không nên coi sáng kiến AUKUS là động thái leo thang căng thẳng”. “Việc các quốc gia đưa ra quyết định vì lợi ích chiến lược của mình và tăng cường khả năng quốc phòng không phải là chuyện bất thường”, ông Morrison nói. “Trung Quốc cũng làm như vậy”.
Ông Morrison ngỏ ý sẵn sàng giải quyết bất đồng với Trung Quốc thông qua đối thoại.
Ngoài Trung Quốc, một quốc gia đồng minh của Mỹ là Pháp cũng đã bày tỏ sự tức giận. Pháp coi đây là hành động “đâm sau lưng”, vì Úc ngay lập tức hủy hợp đồng đóng tàu ngầm diesel-điện trị giá 66 tỉ USD với Pháp.
"Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể dự đoán này khiến tôi nhớ về những hành động của ông Trump. Đó là hành động phá vỡ niềm tin và tôi đang cực kỳ tức giận", Ngoại trưởng Le Drian gửi thông điệp tới Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Giới chức Pháp coi Úc đã phản bội niềm tin khi đơn phương tuyên bố hủy hợp đồng vì đạt được thỏa thuận khác với Anh và Mỹ.
“Chúng tôi hi vọng là Pháp sẽ hiểu vì quyết định hủy hợp đồng. Chúng tôi vẫn coi Pháp là đối tác quan trọng ở Thái Bình Dương”, ông Morrison nói.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14.9 công bố chiến lược mới, được cho là nhằm đối phó Trung Quốc, trong đó chấp nhận chia...
Nguồn: [Link nguồn]