Mưu trí không kém Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý không toàn vẹn vì vết nhơ này
Tư Mã Ý được biết đến là người kiệt xuất, mở ra giai đoạn lịch mới của nhà Tây Tấn, nhưng về cuối đời, ông cũng đã mắc sai lầm, tạo ra vết nhơ khó gột rửa trong lịch sử.
Tư Mã Ý và người vợ cả Trương Xuân Hoa trong phim truyền hình Trung Quốc.
Độc giả yêu Tam quốc diễn nghĩa đều biết rằng Khổng Minh Gia Cát Lượng sau này lấy người vợ tên là Hoàng Nguyệt Anh. Tương truyền bà có trí tuệ hơn người, nhưng dung mạo cực kì xấu xí.
Bà là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn ở Kinh châu. Khi Hoàng Thừa Ngạn biết Gia Cát Lượng muốn tìm người kết hôn, liền nói với Lượng: “Ta có một đứa con gái da dẻ đen đúa, dung mạo xấu xí, nhưng có thể cùng ngươi xứng đôi.".
Gia Cát Lượng không những không ngần ngại vì dung mạo của bà, mà còn nhận lời kết hôn.
Khổng Minh cả đời bận lo việc nước, mọi việc giáo dục con cái, việc nhà nhà đều do bà trông nom. Sau khi cục diện Tam quốc ngã ngũ, con trưởng Gia Cát Chiêm tử thủ mà chết, không chịu đầu hàng Tào Ngụy.
Hậu duệ Gia Cát Hoài sau này đối mặt Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm không hề vì tư lợi mà bán mình. Người đời sau đánh giá đây không thể không xét công lao giáo dục của Hoàng phu nhân.
Ngược lại Tư Mã Ý sinh thời là đối thủ của Gia Cát Lượng, là người biết đối nhân xử thế nhưng cuối đời ông đã phụ bạc người vợ một lòng vì mình.
Người vợ hết lòng vì chồng của Tư Mã Ý
Vợ cả của Tư Mã Ý được chính sử chép lại là Trương Xuân Hoa – một vị phu nhân có tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Bà là mẹ ruột thân sinh hai con người tài hoa Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu.
Con trai Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm sau này ép Ngụy đế nhường ngôi, trở thành Tấn Vũ Đế, lập ra nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.
Theo đánh giá của các sử gia Trung Quốc, Trương Xuân Hoa xuất thân là một tiểu thư của gia đình nề nếp, được giáo dục kỹ lưỡng nên ngay từ khi còn trẻ đã được đánh giá là bậc tài đức.
Vị phu nhân này nổi tiếng là người khôn ngoan, có bản lĩnh chính trị nhưng cũng rất tàn nhẫn khi cần thiết.
Năm xưa, khi năm lần bảy lượt bị Tào Tháo yêu cầu vào triều nhậm chức, Tư Mã ý kiếm cớ thoái thác vì biết vận nhà Hán đã tận.
Theo KK News, trong khoảng thời gian đó, có lần Tư Mã Ý đem sách ra ngoài phơi nắng, thế nhưng lúc sau trời bất chợt đổ mưa lớn, ông buộc phải ra ngoài mang sách vào nhà.
Trương Xuân Hao sinh cho Tư Mã Ý hai con trai, sau này lập nên nhà Tây Tấn.
Bấy giờ, trong phủ có một tỳ nữ nhìn thấy Tư Mã Ý vẫn khỏe mạnh đi thu sách. Trương Xuân Hoa lo sợ việc phu quân của mình giả ốm bị truyền ra ngoài, liền tự tay giết tỳ nữ.
Để tránh việc người ngoài biết được, Trương Xuân Hoa kể từ đó tự tay chăm lo tất cả mọi việc trong nhà, không cần người hầu.
Những hành động trên của bà đã khiến Tư Mã Ý cảm kích. Ông hết sức nể phục người vợ cứng rắn và khôn ngoan của mình.
Vết nhơ khó gột rửa trong cuộc đời Tư Mã Ý
Tư Mã Ý lúc sinh thời có tổng cộng 4 vị phu nhân. Ngoài vợ cả là Trương Xuân Hoa, ông còn có 3 người thiếp là Phục thị, Trương thị và Bách thị.
Phu nhân họ Bách trẻ tuổi và xinh đẹp là người được Tư Mã Ý yêu thương và cưng chiều hơn cả.
Theo chính sử Trung Quốc, khi về già, Tư Mã Ý sủng ái Bách Phu nhân, quên mối lương duyên với vợ cả.
Báo Trung Quốc viết rằng, Trương Xuân Hoa dù tần tảo và hết lòng vì chồng con tới đâu thì cũng không thể chống lại quy luật của thời gian. Đó là nhan sắc tàn phai theo năm tháng.
Tấn thư – sách sử Trung Quốc thời Đường chép rằng, có lần Tư Mã Ý lâm bệnh, Trương Xuân Hoa vì lo lắng nên tới thăm nom. Nào ngờ Ý tỏ vẻ chê bai, nói: "Lão bà bà dáng dấp xấu xí như vậy sao còn đến thăm ta làm gì?"
Bị chính chồng mình buông lời miệt thị, Trương Xuân Hoa vừa đau lòng vừa phẫn uất. Bà quyết định tuyệt thực khiến con trai ruột đau lòng mà tuyệt thực theo mẹ.
Điều này khiến Tư Mã Ý lo lắng, buộc phải xuống nước xin lỗi vợ cả. Mối quan hệ giữa hai người kể từ đó càng lúc càng lúc càng trở nên xa cách.
Có được người vợ hết lòng vì mình nhưng Tư Mã Ý cuối đời vẫn không tránh khỏi sai lầm.
Tư Mã Ý bề ngoài mặc dù tỏ vẻ hối lỗi, nhưng khi gặp Bách phu nhân trẻ đẹp vẫn nói: “Bà già kia có chết cũng chẳng đáng tiếc, ta chỉ lo cho mấy đứa con ngoan của ta vì vậy mà chịu khổ".
Năm 247, Trương Xuân Hoa qua đời ở tuổi 59. Bà được an táng tại lăng Cao Nguyên, thành Lạc Dương.
Với lý do vợ cả qua đời, Tư Mã Ý muốn từ bỏ triều đình, xin từ quan về quê. Nhưng người đời sau hiểu rằng, đây chỉ là cái cớ để Tư Mã Ý tạm tránh khỏi tranh chấp khốc liệt trong triều đình.
Bởi chỉ 2 năm sau, thừa cơ Tào Phương – hoàng đế thứ ba nhà Tào Ngụy cùng công thần Tào Sảng – con nuôi của Tào Tháo ra ngoại thành tảo mộ, Tư Mã Ý nắm lấy quyền lực trong triều, kiểm soát quân đội.
Năm 265, Tư Mã Viêm, cháu nội của Trương Xuân Hoa chính thức lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tây Tấn, truy phong bà là Tuyên Mục Hoàng hậu.
Sau này, con trai của Bách phu nhân là Tư Mã Luân dùng binh biến lên ngôi hoàng đế, nhưng chỉ tại vị vọn vẻn trong 3 tháng để rồi bị lật đổ.
Sau cái chết của Tư Mã Luân vào năm 301, biến loạn chẳng những không bị dập tắt mà còn tiếp tục bùng lên, dẫn đến kết cục sụp đổ của nhà Tây Tấn.
Lịch sử Trung Quốc kể từ đó bước sang giai đoạn hỗn loạn mới mang tên Ngũ Hồ thập lục quốc.
________________________
Gia Cát Lượng từng mắc sai lầm khi trọng dụng Mã Tốc, để rồi phải cương quyết ra lệnh chém làm gương. Trong khi đó, Tư Mã Ý có biệt tài nhìn người, chọn ra được một danh tướng sau này đánh tan quân Thục, khiến Thục Hán diệt vong. Bài viết tới sẽ đề cập đến nhân vật này.
Tam quốc diễn nghĩa kể rằng Tư Mã Ý thống lĩnh 15 vạn quân bao vây, bị Gia Cát Lượng dùng “không thành kế“ làm cho rút...