Muốn bắn tới Mỹ, tên lửa hạt nhân Triều Tiên phải nhờ TQ?

Một trong những vấn đề thách thức Triều Tiên trong việc sở hữu tên lửa hạt nhân bắn tới Mỹ là khả năng dẫn đường cho vũ khí đánh trúng mục tiêu bằng vệ tinh.

Muốn bắn tới Mỹ, tên lửa hạt nhân Triều Tiên phải nhờ TQ? - 1

Triều Tiên ngày càng gia tăng sức mạnh tên lửa tầm xa. Ảnh minh họa.

Theo National Interest, Triều Tiên hiện có hai vệ tinh hoạt động trong quỹ đạo nhưng nước này vẫn chưa sở hữu mạng lưới định vị bằng vệ tinh.

Các chuyên gia cho rằng, Triều Tiên vẫn sẽ phải tự phóng vệ tinh định vị và điều này sẽ rất tốn kém và tốn nhiều thời gian nghiên cứu.

Nhưng vẫn còn một cách khác là khả năng Triều Tiên tích hợp hệ thống dẫn đường của tên lửa vào hệ thống định vị vệ tinh của Trung Quốc.

Nguồn tin trên National Interest cho biết, ngay từ năm 2014, các kỹ sư Triều Tiên đã được gửi sang Trung Quốc để học cách sử dụng hệ thống định vị vệ tinh mang tên Beidou.

Cùng năm đó, các chuyên gia Trung Quốc nhận định, nước này không thể ngăn Triều Tiên sử dụng Beidou cho hoạt động quân sự.

Ngoài Beidou của Trung Quốc, thế giới hiện nay có công nghệ định vị tương tự như GPS của Mỹ và Glonass của Nga.

Muốn bắn tới Mỹ, tên lửa hạt nhân Triều Tiên phải nhờ TQ? - 2

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tươi cười sau vụ phóng tên lửa mới nhất.

“Tôi không loại trừ khả năng Triều Tiên sử dụng Glonass cho tên lửa tầm xa. Nhưng Beidou vẫn là giải pháp phù hợp nhất”, Yu Koizumi, nhà nghiên cứu tại Viện Nhật Bản nói.

Nga đã ngừng cung cấp vũ khí và các công nghệ liên quan đến vũ khí cho Triều Tiên, kể từ khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân những năm 2000.

Nhưng hiện chưa rõ liệu trang thiết bị liên quan đến Glonass có bị cấm hay không, ông Koizumi, chuyên gia về chính sách an ninh của Nga, phân tích.

Trung Quốc đã phóng vệ tinh Beidou từ năm 1994 và đây là hệ thống giúp Bắc Kinh chủ động trong năng lực định vị vệ tinh. Giống như GPS, Beidou có hai dịch vụ riêng biệt, bao gồm sử dụng cho mục đích dân sự và quân sự.

59 quả tên lửa Tomahawk mà tàu khu trục Mỹ nhằm vào các mục tiêu căn cứ không quân Syria hồi tháng 4 cũng cần tới GPS, mặc dù Tomahawk cũng được trang bị hệ thống định vị riêng.

Giới chuyên gia nhận định, Triều Tiên chưa chắc được quyền sử dụng phiên bản Beidou của quân đội Trung Quốc. Nhưng khả năng Bình Nhưỡng dùng phiên bản dân sự cho các tên lửa dẫn đường chính xác là hoàn toàn có thể.

Muốn bắn tới Mỹ, tên lửa hạt nhân Triều Tiên phải nhờ TQ? - 3

Tên lửa đạn đạo lần đầu tiên được Triều TIên giới thiệu trong cuộc duyệt binh ngày 15.4.

Phiên bản dân sự không được trang bị tính năng bảo vệ tên lửa nếu đối phương can thiệp bằng cách gây nhiễu điện tử và Triều Tiên chắc chắn hiểu rõ nhược điểm này.

“Triều Tiên cần đến những con chip mà chỉ quân đội Trung Quốc mới có, để được quyền truy cập vào mạng lưới chính xác và mạnh mẽ hơn”, Gregory Kulacki, chuyên gia phân tích an ninh về Trung Quốc nói.

Trong cuộc duyệt binh ngày 15.4, Triều Tiên đã giới thiệu phiên bản rocket đa nòng 300mm mang tên KN-09. Loại vũ khí này có tầm bắn 200km và được cho là có thể sử dụng đồng thời hệ thống định vị Beidou hoặc Glonass để tăng độ chính xác và tính hiệu dụng.

Chuyên gia James Lewis đến từ Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, Mỹ nhận định, điều thú vị là KN-09 được chế tạo theo nguyên mẫu Trung Quốc còn Bắc Kinh lại học hỏi công nghệ từ Nga.

Triều Tiên cũng có thể tích hợp hệ thống định vị riêng lên mỗi quả tên lửa tầm trung hoặc tầm xa. Nhưng hiện tại, khả năng lớn nhất vẫn là việc Bình Nhưỡng sử dụng Beidou, để đảm bảo các tên lửa có thể đánh trúng căn cứ Mỹ hay thậm chí là các mục tiêu sâu trong lục địa Mỹ.

Muốn bắn tới Mỹ, tên lửa hạt nhân Triều Tiên phải nhờ TQ? - 4

Tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 Triều Tiên phóng thử hồi tuần trước.

Trung Quốc đã lên kế hoạch phóng thêm 30 vệ tinh Beidou vào năm 2020, nâng cao đáng kể năng lực và độ chính xác. Do đó, Triều Tiên hoàn toàn có thể đề nghị được sử dụng chung hệ thống định vị với Bắc Kinh.

Trước đây, nếu độ chính xác của Beidou chỉ được tính bằng mét thì trong tương lai gần, hệ thống này có thể định vị vật thể chính xác đến đề-xi-mét (dm).

Jordan Wilson, nhà phân tích chính sách ở Mỹ nhận định, Beidou đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của quân đội Trung Quốc, ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Triều Tiên sử dụng Beidou cũng gián tiếp mở rộng năng lực này cho Trung Quốc. Bắc Kinh được cho là luôn sẵn sàng giúp Bình Nhưỡng mở rộng năng lực quân sự, miễn là chỉ giới hạn vũ khí ở dạng thông thường, không gắn đầu đạn hạt nhân.

Cuối cùng, các chuyên gia kết luận, chính quyền Mỹ cần phải tập trung làm rõ vai trò của Beidou đối với chương trình tên lửa Triều Tiên, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia Mỹ.

Triều Tiên tung ảnh hiếm chụp Trái đất từ tên lửa hạt nhân

Triều Tiên ngày 22.5 đã công bố loạt ảnh chụp Trái đất từ camera gắn trên tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 (KN-15),...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN