Mực nước sông Dương Tử thấp kỷ lục, TQ gieo mây để tạo mưa nhân tạo

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Trung Quốc đang sử dụng mọi biện pháp có thể để gieo mây lên bầu trời nhằm đem đến lượng mưa lớn hơn, trong bối cảnh mực nước sông Dương Tử đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi có thống kê cách đây 157 năm.

Một đoạn sông Dương Tử khô cạn ở Vân Dương, Trùng Khánh vào ngày 16/8/2022.

Một đoạn sông Dương Tử khô cạn ở Vân Dương, Trùng Khánh vào ngày 16/8/2022.

Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc ngày 17/8 ra thông báo rằng tình trạng hạn hán trên khắp lưu vực sông Dương Tử đã "ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước cho người dân ở nông thôn, cây trồng và vật nuôi".

Cũng trong ngày 17/8, tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc là địa phương đầu tiên thông báo gieo mây, sử dụng các thanh iốt bạc để tạo ra mưa.

Các thanh iốt bạc có kích thước tương đương điếu thuốc lá, được bắn vào các đám mây để tăng độ dày, đẩy nhanh quá trình ngưng tụ hơi nước. Trong quá trình này, các giọt nước dính với nhau bởi các thanh iốt bạc. Khi các giọt kết hợp đủ lớn và nặng, chúng sẽ rơi xuống dưới và tạo thành mưa.

Tuy nhiên, điều kiện để tạo mưa là vẫn cần có một lượng mây nhất định. Nhiều địa phương ở đoạn sông Dương Tử chảy qua cũng đã khởi động chương trình thay đổi thời tiết nhưng chưa thực hiện được do mây bao phủ quá mỏng.

Gieo mây là biện pháp được Trung Quốc áp dụng từ những năm 1940 và Trung Quốc hiện là quốc gia có chương trình tạo mưa nhân tạo lớn nhất thế giới.

Kỹ thuật này từng được sử dụng trước Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 để đảm bảo thời tiết khô ráo khi sự kiện diễn ra. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để tạo tuyết rơi và giảm bớt tác động của các trận mưa đá.

Ít nhất 4,2 triệu người dân ở tỉnh Hồ Bắc đã bị ảnh hưởng bởi nắng nóng và khô hạn kể từ tháng 6, Cục Quản lý Khẩn cấp tỉnh Hồ Bắc cho biết. Hơn 150.000 người trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong việc tiếp cận nước uống và gần 400.000 hecta cây trồng bị hư hại vì khô hạn.

Mực nước sông Dương Tử gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi có thống kê cách đây 157 năm, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực.

Để thúc đẩy nguồn nước ở hạ lưu, đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất Trung Quốc, cũng tăng lưu lượng xả nước lên 500 triệu m3 trong 10 ngày tới, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết

Tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc hồi đầu tuần này đã ra thông báo đóng cửa hầu như toàn bộ các nhà máy trên địa bàn trong 6 do nhu cầu sử dụng điện tăng vọt vì nắng nóng.

Chính quyền thành phố Trùng Khánh cũng đưa ra thông báo tương tự,yêu cầu các nhà máy tạm ngừng hoạt động cho đến ngày 24/8 để tiết kiệm năng lượng.

Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong vòng 6 thập kỷ, với nhiệt độ lên tới 40 độ C ở hàng chục thành phố, có nơi ghi nhận mức nhiệt độ 44 độ C. Nắng nóng gay gắt đã khiến nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, gây áp lực lên mạng lưới điện.

Nguồn: [Link nguồn]

Giữa nắng nóng hơn 50 độ C, UAE thành công tạo mưa như trút nước

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đang sử dụng kỹ thuật "gieo mây" để tạo ra những cơn mưa nhân tạo, làm dịu nắng nóng gay gắt hơn 50 độ C của một trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN