Mục đích Lầu Năm Góc “dìm hàng” hệ thống phòng không S-400 là gì?
Tờ National Interest đặt ra nghi vấn các quan chức Lầu Năm Góc đã hạ thấp tính hiệu quả của hệ thống phòng không do Nga sản xuất với mục đích thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ phá bỏ hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Mục đích Lầu Năm Góc “dìm hàng” hệ thống phòng không S-400 là gì?
Tờ National Interest đặt ra nghi vấn các quan chức Lầu Năm Góc đã hạ thấp tính hiệu quả của hệ thống phòng không do Nga sản xuất với mục đích thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ phá bỏ hợp đồng mua S-400, tuy nhiên điều này mâu thuẫn với số tiền khổng lồ Hoa Kỳ chi ra để đối phó với vũ khí Nga.
Trong bài viết mới đây trên tờ National Interest của Hoa Kỳ cho biết, các quan chức Lầu Năm Góc đã cố tình đánh giá thấp tính hiệu quả của các hệ thống phòng không Nga nhằm ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Tờ báo trích dẫn lại phát ngôn của các quan chức Mỹ về việc tên lửa phòng không của Syria do Nga sản xuất bị cho là thất bại trong việc đối phó với các đòn tấn công của Hoa Kỳ và các đồng minh trong cuộc không kích hôm 14/4. Ngoài ra, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ còn chỉ ra rằng Nga đã không sử dụng hệ thống phòng không của mình trong quá trình Mỹ triển khai các cuộc tấn công tên lửa trên lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của tờ báo, tuyên bố của Lầu Năm Góc về tính "vô hiệu" của hệ thống phòng không S-300 và S-400 đối lập với hàng tỷ USD Mỹ tiêu tốn cho công nghệ tàng hình để phá vỡ bức tường phòng thủ của hệ thống phòng không Nga và nhằm thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh trong NATO của mình không mua hệ thống phòng không S-400 từ Moscow.
Các chuyên gia tin chắc rằng tại buổi điều trần tiếp theo của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về quốc phòng và an ninh, các quan chức Lầu Năm Góc sẽ lại một lần nữa nói về các mối đe dọa của hệ thống tên lửa phòng không S-400 và S-300 và cũng như các vũ khí khác do Nga chế tạo, để biện minh cho các chương trình và ngân sách của họ.
Trước đó, Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã dùng hơn 100 tên lửa tấn công Syria với cớ ngăn chặn nước này sử dụng vũ khí hóa học. Theo phía Nga và Syria, 71 tên lửa trong số đó đã bị phòng không Syria bắn hạ. Vụ tấn công của liên minh không gây ra thương vong nào, và những thiệt hại cũng không đáng kể. Nga đã không sử dụng lực lượng của mình bởi họ cho rằng, các cuộc tấn công ở ngoài phạm vi trách nhiệm của phòng không của Nga.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuộc tấn công Syria là hoàn hảo, còn các quan chức Lầu Năm Góc thì cho rằng tất cả các tên lửa đều bắn trúng mục tiêu.
Tháng 12 năm ngoái, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một hợp đồng cung cấp hệ thống S-400. Ankara mua hai tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không. Thỏa thuận này khiến Washington không hài lòng, và đưa ra tuyên bố, họ đã sẵn sàng cung cấp cho phía Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống tên lửa phòng không thay thế có khả năng "tương thích với các tiêu chuẩn của liên minh quân sự NATO".
Cùng với 4 tổ hợp phòng không khác, S-500 tạo ra lá chắn lửa không thể xuyên phá cho toàn bộ nước Nga rộng lớn.