"Mưa trừng phạt" nhằm vào Nga, 6 hậu quả với thế giới

Các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây áp đặt đang gây tác động đáng kể tới kinh tế Nga. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu cũng đang phải hứng chịu những cơn “gió chướng” khi Nga bị trừng phạt.

Nga chịu thêm 2.778 lệnh trừng phạt mới kể từ khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine (ảnh: CNN)

Nga chịu thêm 2.778 lệnh trừng phạt mới kể từ khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine (ảnh: CNN)

1. Giá năng lượng toàn cầu tăng vọt

Tác động lớn và tức thì nhất đối với thế giới khi Nga, quốc gia xuất khẩu nhiên liệu hàng đầu thế giới, bị trừng phạt thể hiện ở lĩnh vực xuất – nhập khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên.

Giá năng lượng đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Giá dầu trên thế giới hiện đã vượt ngưỡng 130 USD/thùng. Ở châu Âu, giá khí đốt lần đầu tiên trong lịch sử vượt quá 3.900 USD/1.000 mét khối. Ở Mỹ, giá xăng ở mức 4,17 USD/gallon, cao nhất lịch sử. Giá nhiên liệu tăng cao đang ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhiều gia đình trên khắp thế giới.

Các nhà phân tích cảnh báo, bất chấp việc một số quốc gia như Mỹ có bể dầu dự trữ chiến lược, việc giá xăng, dầu tăng cao với tốc độ như hiện nay cũng khiến người dân không thể thích nghi, thậm chí mất khả năng chi trả.

Theo RT, Mỹ và châu Âu không có cách nào để thay thế hoàn toàn nguồn cung dầu khí từ Nga trong ít nhất là 12 tháng tới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu khi thị trường quốc tế chưa thể khôi phục do dịch Covid-19.

Giá nhiên liệu toàn cầu đang tăng “chóng mặt” (ảnh: RT)

Giá nhiên liệu toàn cầu đang tăng “chóng mặt” (ảnh: RT)

 2. Lạm phát tăng cao

Từ năm 2019, nhiều nước trên thế giới đã in số lượng tiền lớn để hỗ trợ kinh tế vượt qua suy thoái do đại dịch Covid-19. Lạm phát ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ đã tăng tới gần mức kỷ lục. Việc giá năng lượng tăng cao do nguồn cung từ Nga bị gián đoạn đang gián tiếp đẩy vật giá các mặt hàng khác tăng cao hơn.

3. Nguy cơ khủng hoảng lương thực

Các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga có thể làm “trật bánh” hệ thống xuất khẩu và phân phối lương thực toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh Ukraine – “vựa lúa” của châu Âu – gần như không thể sản xuất lúa mì do xung đột.

Nga và Ukraine chiếm tới hơn 30% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Ở Trung Đông và châu Phi – 2 thị trường lớn nhất của Nga và Ukraine – hàng triệu người đang sống trong cảnh thiếu lương thực.

4. Hàng không toàn cầu chịu áp lực

Hơn 30 quốc gia đã áp đặt lệnh cấm bay đối với Nga. Với lãnh thổ rộng nhất thế giới, việc Nga đáp trả các lệnh cấm bay bằng những lệnh cấm bay mới có tác động tiêu cực đối với hàng không và du lịch toàn cầu. Trong dịch Covid-19, hàng trăm máy bay ở châu Âu đã phải chịu cảnh “phủ bụi” và cất cánh không có hành khách.

Trong khi Nga và một số nước châu Âu đáp trả lẫn nhau bằng lệnh cấm bay, nhiều công ty đứng trước “nhiệm vụ bất khả thi” khi tìm cách đưa hàng trăm máy bay ra khỏi Nga.

Airbus và Boeing – 2 nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới – cho biết, họ cảm thấy “áp lực” khi mất thị trường khổng lồ là Nga. Nguồn cung titan – vật liệu quan trọng để sản xuất máy bay – cho Airbus và Boeing cũng bị gián đoạn khi Nga bị trừng phạt.

5. Giá nhiều loại mặt hàng bùng nổ

Không chỉ dầu khí, giá các mặt hàng quan trọng khác cho nền công nghiệp toàn cầu cũng đang tăng “phi mã” sau khi Nga liên tiếp hứng lệnh trừng phạt. Giá niken đang ở mức cao kỷ lục khi vượt ngưỡng 10.000 USD/tấn. Giá than cũng cao chưa từng có, vượt 400 USD/tấn. Giá đất hiếm, nhôm và paladi (kim loại hiếm thường được sử dụng trong chế tạo ô tô) cũng đang tăng với tốc độ chưa từng thấy do nguồn cung từ Nga bị hạn chế.

Hàng không thế giới bị ảnh hưởng khi Nga bị nhiều nước áp lệnh cấm bay (ảnh: RT)

Hàng không thế giới bị ảnh hưởng khi Nga bị nhiều nước áp lệnh cấm bay (ảnh: RT)

6. Kinh tế châu Âu “khó thở”.

Nga có quan hệ kinh tế chặt chẽ về kinh tế với châu Âu. Bất kỳ lệnh trừng phạt nào nhằm vào Nga cũng ảnh hưởng tới châu Âu và ngược lại, theo RT.

Việc mất thị trường Nga với dân số hơn 144 triệu là đòn giáng mạnh với nhiều doanh nghiệp châu Âu. Nga là đối tác xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của Liên minh châu Âu (EU). Việc đánh mất thị trường Nga có thể khiến EU thiệt hại ít nhất 271 tỷ USD mỗi năm và 4,1% lượng hàng xuất khẩu của EU “không biết đi đâu về đâu”.

Một số nhà phân tích cho rằng, Nga đang tìm cách định hướng lại thị trường và hướng quan hệ kinh tế đến Trung Quốc. Điều này có thể khiến kinh tế châu Âu chịu thiệt hại nặng nhất.

Theo hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa Nga – Trung đã tăng 39% trong 2 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái. Moscow và Bắc Kinh có mục tiêu đầy tham vọng là thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương lên 200 tỷ USD vào năm 2024.

Mỹ tung đòn trừng phạt mới vào Nga

Hôm 11.3, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa nhằm vào kinh tế Nga. Bằng việc tăng sức ép, Mỹ hy vọng Moscow sẽ sớm chấm dứt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN