Mưa lớn hủy hoại hàng trăm "bảo vật" ngàn năm ở Trung Quốc
Ít nhất 1.763 di tích lịch sử ở Trung Quốc bị phá hủy hoặc hư hại do mưa lớn tại tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc. Các di tích có niên đại cách đây hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn năm được nhiều người coi như những bảo vật.
Một bức tường cổ đổ sập ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Trận bão gây mưa lớn kéo dài đã gây hưởng cho gần 1,76 triệu người ở 76 quận, huyện, thành phố của tỉnh Sơn Tây, khiến 15 người chết và 19.000 căn nhà bị phá hủy.
Lượng mưa ở Sơn Tây lớn hơn bình thường tới 5 lần, dẫn tới nhiều con đập, tuyến đường sắt và các công trình lịch sử trong tỉnh bị phá hủy.
Tổng cộng có 89 di tích bị "hư hại nghiêm trọng".
SCMP ngày 14.10 đưa tin, mưa lớn đã gây thiệt hại cho 1.763 di sản văn hóa tại tỉnh Sơn Tây, nơi được mệnh danh là bảo tàng công trình cổ đại vì có nhiều di tích cổ hơn bất cứ tỉnh nào khác ở Trung Quốc.
89 di tích bị "hư hại nghiêm trọng", gặp phải các vấn đề lớn về cấu trúc. 750 di tích bị "ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng" với các mảng tường hoặc dầm bị sập, Sở Di sản Văn hóa tỉnh Sơn Tây cho biết.
Tường bao của thành cổ Bình Dao bị thiệt hại ở 51 điểm. Một khu vực dài 25 m của tường thành cũng sụp đổ do mưa lớn.
Các thiệt hại nhỏ khác bao gồm nứt tường và sụt lún nền đất xung quanh các công trình. Tại Thành cổ Bình Dao, nơi được UNESCO công nhận là di sản thế giới, 51 đoạn tường thành bị hư hại. Một đoạn tường dài 25 mét bị sập trong mưa lớn.
Bên trong thành cổ, hơn 300 ngôi nhà bị phá hủy một phần. Người dân sống trong những ngôi nhà bị ảnh hưởng đã được đưa đi sơ tán. Chính quyền địa phương đến nay bắt đầu sửa chữa những công trình hư hại.
Hơn 300 nhà cổ bên trong thành cổ Bình Dao bị hư hại.
Cục Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc đã cử chuyên gia và cấp kinh phí để giúp tỉnh Sơn Tây khắc phục hậu quả đối với các di tích lịch sử.
Bai Xuebing, quan chức cơ quan quản lý di sản tỉnh, cho biết trận mưa kéo dài, đặc biệt trong 4 ngày đầu tháng này đã gây áp lực đáng kể lên các tòa nhà cổ.
Một công trình cổ bị nước ngập gần như hoàn toàn.
“Các công trình lịch sử ở Sơn Tây hầu hết được làm bằng gỗ, khó có thể chống chọi thiên tai do đã có lịch sử lâu đời, chịu tác động từ thiên nhiên và hàng nghìn năm hoạt động của con người", Bai nói. "Các di tích rất dễ bị hư hại sau thời gian dài bị ngập nước, do lũ cuốn theo nhiều bùn, chảy với tốc độ nhanh".
Các công trình bị hư hại nhiều nhất chủ yếu nằm ở các ngôi làng hẻo lánh. Một trong số đó là chùa Zhenwu ở huyện Fenxi, được xây dựng vào thời nhà Nguyên (1271-1368). Nhiều phần của ngôi chùa bị sập và có những vết nứt trên tường.
Bước chân vào mộ cổ thời nhà Đường, không ít người hốt hoảng vì những thứ hiện ra trước mắt. Ngày nay, chúng được...
Nguồn: [Link nguồn]