Một quốc gia từ bỏ nỗ lực gia nhập BRICS

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Algeria không còn theo đuổi tư cách thành viên nhóm do Trung Quốc và Nga dẫn dắt nữa với việc các quan chức tuyên bố rằng “hồ sơ thành viên BRICS đã đóng đối với chính quyền Algeria”.

Algeria đã chính thức từ bỏ nỗ lực gia nhập nhóm BRICS, mặc dù vẫn duy trì tư cách thành viên của mình tại Ngân hàng BRICS (NDB), tờ báo El Moudjahid của Algeria đưa tin hồi cuối tháng 9, trích dẫn nguồn tin từ chính phủ.

Quyết định này được đưa ra sau những khi có thông tin gần đây cho rằng các quốc gia thành viên BRICS đã tiếp cận Algeria một lần nữa về khả năng quốc gia Bắc Phi này gia nhập nhóm.

Tuy nhiên, báo El Moudjahid đã làm rõ rằng Algeria không còn theo đuổi tư cách thành viên nhóm do Trung Quốc và Nga dẫn dắt nữa, với việc các quan chức tuyên bố rằng “hồ sơ thành viên BRICS đã đóng đối với chính quyền Algeria”.

Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune trước đó đã xác nhận rằng nước này sẽ không tìm kiếm tư cách thành viên BRICS nữa, sau khi đất nước ông không lọt vào danh sách 6 quốc gia được mời tham gia trong đợt mở rộng lịch sử của khối tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS hồi tháng 8 năm ngoái ở Johannesburg (Nam Phi)

BRICS, ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đầu năm 2024, nhóm này đã mở rộng với các thành viên mới tham gia bao gồm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Nga giữ chức Chủ tịch luân phiên BRICS năm 2024 và sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ở Kazan vào tháng 10/2024. Ảnh: Tatar Congress

BRICS, ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đầu năm 2024, nhóm này đã mở rộng với các thành viên mới tham gia bao gồm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Nga giữ chức Chủ tịch luân phiên BRICS năm 2024 và sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ở Kazan vào tháng 10/2024. Ảnh: Tatar Congress

Theo báo El Moudjahid, lý do chính phủ Algeria không còn mặn mà với ý tưởng gia nhập BRICS là vì họ không thấy được lý do rõ ràng nào cho việc loại trừ họ hồi năm ngoái và vì “logic lựa chọn vô lý”, đồng thời cho rằng đáng ra BRICS nên áp dụng cách tiếp cận bao trùm hơn.

Mặc dù vậy, Algeria vẫn cam kết với vai trò của mình trong các khuôn khổ kinh tế toàn cầu và hợp tác đa phương.

Báo El Moudjahid cho biết, “Algeria đã thực sự lật sang trang mới” về vấn đề tư cách thành viên BRICS, đồng thời tiếp tục ủng hộ tính đa cực trong quan hệ quốc tế thông qua các nền tảng khác như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) và Phong trào Không liên kết.

Bài báo nhấn mạnh vị thế kinh tế vững mạnh của Algeria, lưu ý rằng quốc gia này không có nợ nước ngoài, sở hữu diện tích đất lớn nhất ở châu Phi và giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng, cùng với cơ sở hạ tầng được ngưỡng mộ trên khắp lục địa.

Đáng chú ý, hồi đầu tháng 9, Algeria đã được kết nạp vào Ngân hàng Phát triển mới (NDB), còn được gọi là Ngân hàng BRICS, qua đó củng cố mối quan hệ kinh tế với nhóm này.

Tư cách thành viên NDB, được Bộ Tài chính Algeria công bố vào ngày 1/9, cho phép quốc gia này hợp tác trong các dự án phát triển quan trọng tại các thị trường mới nổi, ngay cả khi những bất đồng chính trị cản trở quá trình hội nhập đầy đủ của quốc gia Bắc Phi vào BRICS.

Là một ngân hàng phát triển đa phương, NDB được thành lập bởi nhóm các nước đang phát triển BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – vào năm 2015.

Với sứ mệnh chính là huy động nguồn lực cho các dự án tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, NDB đã mở rộng thành viên để bao gồm Bangladesh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào năm 2021 và Ai Cập vào năm 2023.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết BRICS đang có kế hoạch xem xét các ứng viên tiềm năng có thể nhận được quy chế đối tác của nhóm như "bước đệm" cho việc gia nhập BRICS.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức (Middle East Monitor, Arab Weekly) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN